Ngành du lịch là sự tổng hoà của nhiều mảng như hướng dẫn du lịch, vận tải, ăn uống, khách sạn, lưu trú, vui chơi giải trí,… thành một sản phẩm mới hoàn chỉnh. Đối tượng phục vụ là di động và tính phức tạp cao. Chương trình du lịch trọn gói (Tour) được coi là sản phẩm đặc trưng trong kinh doanh du lịch và lữ hành.
Nghiệp vụ kế toán dịch vụ du lịch không có quá trình xuất, nhập kho, chất lượng sản phẩm không ổn định, phụ thuộc nhiều yếu tố, không có sản phẩm dở dang tạo khác biệt so với lĩnh vực khác. Hãy cùng Kế toán Việt Hưng tham gia trải nghiệm giờ học hiệu quả thách thức các bài toán khó nhằn nhất.
1. Nhập số dư đầu kỳ kế toán dịch vụ công ty du lịch lữ hành
– Theo dõi đối chiếu công nợ phải thu của khách hàng/ phải trả nhà cung cấp.
– Theo dõi, cập nhật các CCDC/ TSCĐ đầu kỳ.
– Theo dõi doanh thu, chi phí hợp đồng theo từng loại tour du lịch.
– Theo dõi chi phí khi hướng dẫn viên ứng trước tiền cho tour, khi thanh toán kết thúc tour và hợp đồng.
– Theo dõi hóa đơn vé máy bay với từng khách du lịch.
– Theo dõi doanh thu, chi phí theo hợp đồng, theo tour du lịch.
– Cập nhật toàn bộ các tài khoản trên cân đối tài khoản cuối năm trước chuyển sang năm nay.
– Hướng dẫn thu nhập chi phí đầu vào của tour du lịch.
– Sửa lỗi chỉnh sửa các nghiệp vụ sai sót đầu kỳ.
2. Các nghiệp vụ kinh tế trong kỳ kế toán dịch vụ công ty du lịch lữ hành
2.1 Về mặt doanh thu dịch vụ
– Phân biệt kế toán du lịch lữ hành và kế toán du lịch dịch vụ. Phân loại các gói dịch vụ.
– Cách lên kế hoạch chi phí tour du lịch. Lập dự chi ngân sách, kiểm duyệt các khoản chi cho tour.
– Cách thực hiện công tác theo dõi và quản lý chi phí tour.
– Cách hạch toán các khoản tạm ứng và khoản khác:
+ Tạm ứng cho hướng dẫn, điều hành tour
+ Khách hàng ứng trước tiền đi tour
– Cách viết hóa đơn GTGT của các tour du lịch, cách điều chỉnh hóa đơn sai sót…
– Đối chiếu so sánh doanh thu / giá vốn của từng gói dịch vụ liên quan sau khi tính giá thành dịch vụ tour.
2.2 Về Công cụ dụng cụ
Thông tư quy định về thời gian phân bổ Công cụ dụng cụ:
BƯỚC 1: Hạch toán CCDC mua mới dùng cho bộ phận quản lý, và công cụ dùng cho mảng dịch vụ du lịch.
BƯỚC 2: Hạch toán ghi tăng CCDC, lưu ý bộ phận sử dụng.
BƯỚC 3: Phân bổ CCDC và cách đối chiếu trên phần mềm kế toán.
2.3 Về Tài sản cố định
Thông tư quy định về thời gian trích TSCĐ:
BƯỚC 1: Hạch toán mua mới TSCĐ sử dụng cho quản lý và mảng dịch vụ.
BƯỚC 2: Hạch toán ghi tăng TSCĐ cho quản lý, dịch vụ tạo doanh thu du lịch riêng.
BƯỚC 3: Hướng dẫn trích khấu hao TSCĐ.
BƯỚC 4: Đối chiếu TSCĐ đúng sai và cách sửa lỗi.
2.4 Về các nghiệp vụ lương và BHXH
– Hạch toán tiền lương bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý, lương cho mảng dịch vụ đưa vào chi phí.
– Cách trích BHXH , BHYT, BHTN, cân đối BHXH.
– Hạch toán các chi phí tiền lương không đóng BHXH , gửi mẫu hồ sơ cho học viên hướng dẫn học viên làm cân đối lương và BHXH.
2.5 Về các chi phí khác mua ngoài tại công ty dịch vụ du lịch
– Hạch toán chi phí liên quan đến hoạt động chung của Doanh nghiệp.
– Hạch toán các hóa đơn chi phí đầu vào liên quan đến việc hình thành lên giá vốn của doanh thu dịch vụ du lịch như vé tàu khách, hóa đơn chi phí tham quan du lịch, hóa đơn chi phí thuê xe.
– Hồ sơ và hạch toán các chi phí về về phòng nghỉ cho đoàn tham gia tour du lịch.
– Cân đối tỷ trọng của các loại chi phí tương tứng và đặc biệt tỷ trọng Doanh thu/ Giá vốn/ Chi phí có phù hợp với quy định về loại hình này chưa – Hướng xử lý.
2.6 Các vấn đề về cân đối tiền mặt, công nợ
– Cân đối công nợ phải thu.
– Cân đối công nợ phải trả.
– Cân đối tiền mặt bổ sung hồ sơ.
– Hướng dẫn hạch toán phân hệ ngân hàng.
2.7 Về Giá thành dịch vụ
– Tạo lập mã dịch vụ theo từng loại theo từng tour.
– Tập hợp các chi phí trực tiếp: Là các chi phí trực tiếp đưa vào từng tour như tiền đồng phục, tiền vé…
– Phân bổ chi phí chung cho các tour theo tiêu thức phù hợp.
– Nghiệm thu theo Thông tư 133 hoặc Thông tư 200.
– Kết chuyển chi phí theo Thông tư 200.
– Phân tích, đánh giá lãi trên từng gói tour theo tiêu chí doanh thu và giá vốn từng gói dịch vụ du lịch.
– Cách cân đối chỉ tiêu chi phí kinh doanh dở dang cuối kỳ.
2.9 Về Các loại thuế
– Phân biệt các loại thuế (thuế môn bài, GTGT/ TNCN/ TNDN & thuế vãng lai).
– Cách đăng ký MST cá nhân – thủ tục giảm trừ gia cảnh.
– Hạch toán giấy nộp tiền thuế GTGT/TNDN & thuế môn bài.
– Hạch toán nộp các loại thuế, nộp phạt chậm nộp – phạt thuế sau kỳ thanh, quyết toán thuế.
– Thủ tục hồ sơ hoàn thuế.
– Hiểu về giao dịch liên kết & cách so sánh xác định giá GDLK.
– Chi phí thuế đối với DN có giao dịch liên kết.
Thuế GTGT
- Lập tờ khai thuế GTGT trên phần mềm, đẩy sang HTKK, cách thiết lập các thông số thuế trên phần mềm.
- Cách kiểm tra đối chiếu chỉ tiêu thuế trên phần mềm mi sa trước khi lập tờ khai thuế đúng. Cách soát lỗi sai sót – Sửa lỗi sai.
- Cách khấu trừ thuế GTGT theo tháng, quý.
- Các tình huống điều chỉnh sai sót của các tờ khai trong quá khứ và cách điều chỉnh cho đúng. Giải quyết các lỗi sai trong kê khai.
Thuế TNDN
- Cách lập tờ khai thuế TNDN cuối năm/Cách đưa ra tờ khai HTKK, điền thêm các chỉ tiêu cần thiết.
- Hướng dẫn thêm các phụ lục miễn giảm thuế trong các trường hợp đặc biệt.
- Điều chỉnh tờ khai Thuế TNDN cho việc lập lại BCTC (trường hợp lập lại BCTC thì cần phải lập tờ khai điều chỉnh thuế TNDN).
Về thuế TNCN
- Hướng dẫn đăng ký MST cá nhân.
- Hướng dẫn làm các thủ tục giảm trừ gia cảnh.
- Lập tờ khai thuế TNCN theo tháng, quý.
- Lập Quyết toán thuế TNCN cuối năm – Kèm bộ BCTC.
3. Cuối kỳ kế toán dịch vụ công ty du lịch lữ hành
Lập báo cáo tài chính:
– Cách kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối vào đầu năm này sang lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
– Hướng dẫn quyết toán toàn bộ tour du lịch sau khi tour kết thúc.
– Bản chất của các chỉ tiêu từ bảng cân đối tài khoản nhặt lên các báo cáo khác gồm:
- Cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính theo Thông Tư 200 hoặc theo Thông Tư 133.
Sổ sách và cách sắp xếp hồ sơ (nếu cần):
- Hướng dẫn in sổ cái các tài khoản
- Hướng dẫn in sổ chi tiết các tài khoản
- Hướng dẫn in sổ các báo cáo khác
- Hướng dẫn in hợp đồng lao động, chứng từ đi kèm
– Hướng dẫn kinh nghiệm thanh tra thuế tại công ty – dịch vụ.
– Chia sẻ cách sắp xếp hồ sơ đối với công ty du lịch sao cho khoa học nhất.
– Kinh nghiệm quyết toán thuế với cơ quan thuế khi có đoàn thanh tra, kiểm tra.
Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế đòi hỏi cần có đội ngũ kế toán chuyên nghiệp có kinh nghiệm. Kế toán Việt Hưng tự tin chỉ với 1 khoá học kế toán tổng hợp Du Lịch bạn sẽ thành thạo mọi nghiệp vụ chuẩn DN du lịch hiện nay.
THAM KHẢO:
Phần mềm quản lý công việc kế toán MAC – 100% tối ưu công việc kế toán
em muốn học chi tiết để lên bảng dự toán chi phí cho từng tour của cty, ib em
làm kế toán cty du lịch thì dùng tài khoản nào để ghi nhận doanh thu sau mỗi tour ạ
Lập dự thu chi ngân sách, kiểm duyệt các khoản chi cho tour du lịch như thế nào ạ, hướng dẫn mình nhé