[MỚI] 7 Điều bạn cần biết khi tham gia ký hợp đồng thử việc

Rất nhiều câu hỏi đặt ra khi đa số các bạn không biết rõ quy định về hợp đồng thử việc, dẫn đến việc dễ mắc sai lầm ảnh hưởng quyền lợi chính bản thân mình. Như thế nào là mẫu hợp đồng thử việc chẩn chỉnh đúng pháp lý, thời gian & tiền lương thử việc ra sao, có phải đóng bảo hiểm hay thuế TNCN không,… cùng Kế toán Việt Hưng gỡ rối qua bài viết ngay dưới đây.

hợp đồng thử việc
7 Điều bạn cần biết khi tham gia ký hợp đồng thử việc

7 Điều bạn cần biết khi tham gia ký hợp đồng thử việc

1. Định nghĩa: “Hợp đồng thử việc là gì?”

Theo quy định tại Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 thì:

” Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc”.

=> Hợp đồng thử việc chính là thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về việc làm thử, quyền và nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc.

Hợp đồng thử việc là căn cứ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa người sử dụng lao động và người lao động.

2. Thời gian quy định về hợp đồng thử việc mấy tháng?

Theo quy định tại Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 thì:

Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng

Do 2 bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc

ĐIỀU KIỆN thời gian quy định về hợp đồng thử việc:

THỜI GIANVỊ TRÍ CÔNG VIỆC
Không quá 180 ngàyngười quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp
Không quá 60 ngàyChức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên
Không quá 30 ngàyChức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ
Không quá 06 ngàyCông việc khác

CHÚ Ý: Quy định pháp luật không hề có quy định về thời gian thử việc phải là ngày làm việc mà pháp luật chỉ quy định “ngày” – “ngày” này được hiểu bao gồm cả ngày làm việc, ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ lễ,… Do đó, TRƯỜNG HỢP người sử dụng lao động chỉ tính ngày làm việc không thôi cho người lao động là chưa chính xác.

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

3. Mẫu hợp đồng thử việc mới nhất

3.1 Nội dung chủ yếu cần có theo quy định mẫu hợp đồng thử việc 

Tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 thì:

  • Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động
  • Công việc và địa điểm làm việc
  • Thời hạn của hợp đồng lao động
  • Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác
  • Chế độ nâng bậc, nâng lương
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
  • Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động
  • Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp
  • Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề
hợp đồng thử việc
Mẫu hợp đồng thử việc

3.2 Ghi chú cách điền vào mẫu hợp đồng thử việc

(1) Ghi đúng, chính xác tên công ty, cơ quan, tổ chức theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập.

(2) Ghi rõ họ và tên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.

Trường hợp có ủy quyền phải nêu cụ thể theo Giấy ủy quyền.

(3) Ghi cụ thể địa chỉ số, đường/phố, quận/huyện, tỉnh/thành phố của trụ sở chính (theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập).

(4) Ghi chính xác họ và tên của người lao động ký kết hợp đồng thử việc.

(5) Ghi trình độ cao nhất của người lao động: 12/12, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ,…

(6) Chuyên ngành theo trình độ cao nhất của người lao động. Trường hợp trình độ của người lao động là 12/12 thì không ghi mục này.

(7) Thời gian thử việc tại Điều 25 Bộ luật Lao động 2019

(8) Ghi rõ ngày, tháng, năm người lao động bắt đầu thử việc.

(9) Ghi rõ ngày, tháng, năm người lao động kết thúc thử việc.

(10) Ghi địa điểm làm việc thường xuyên của người lao động.

(11) Ghi chi tiết đến phòng/ban/bộ phận người lao động thử việc. Trường hợp người lao động làm nhiều công việc ở nhiều bộ phận khác nhau thì chỉ ghi bộ phận chính.

(12) Tùy vào vị trí tuyển dụng có thể có các chức danh: tạp vụ, nhân viên, chuyên viên, phó phòng, trưởng phòng,…

(13) Ghi rõ họ tên của Trưởng phòng, ban, bộ phận, người quản lý trực tiếp, người giám sát quá trình thử việc của người lao động.

(14) Theo quy định của Bộ luật lao động 2012:

– Thời giờ làm việc bình thường không quá 8 giờ/ngày và 48 giờ/tuần;

– Thời giờ làm việc không quá 6 giờ/ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

(15) Thời giờ nghỉ ngơi:

– Nghỉ trong giờ làm việc: căn cứ quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

– Nghỉ hàng tuần: Tùy theo chế độ làm việc của người lao động mà bố trí thời gian nghỉ hàng tuần phù hợp:

+ Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác;

+ Mỗi tuần được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục; Trường hợp đặc biệt không thể nghỉ hằng tuần thì phải được nghỉ bình quân ít nhất 04 ngày/tháng;

+ Có thể nghỉ vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.

– Nghỉ ngày Lễ: Các ngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật.

(16) Mức lương thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương chính thức của công việc đó.

(17) Có thể trả bằng tiền mặt hoặc tài khoản.

(18) Tùy thuộc vào quy chế tiền lương của mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để trả lương cho lao động thử việc: kết thúc đợt thử việc, ngày 15 hàng tháng hoặc ngày cuối cùng của tháng,…

(19) Căn cứ vào khả năng, điều kiện và chế độ chính sách của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp dành cho người lao động trong thời gian thử việc: tiền ăn, tiền xăng xe, điện thoại, thăm hỏi hiếu, hỉ, sinh nhật,…

(20) Cam kết bảo mật thông tin:

– Không cung cấp hoặc làm việc cho bất cứ đối thủ cạnh tranh nào của Công ty, kể cả công ty con, công ty liên kết hoặc chi nhánh của đối thủ.

– Lạm dụng hoặc tiết lộ cho bất cứ cá nhân hay nhóm người nào thông tin bí mật hoặc bí mật kinh doanh, công nghệ của Công ty.

(21) Có thể giao kết hợp đồng lao động theo một trong các loại: xác định thời hạn, không xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

TẢI VỀ Mẫu hợp đồng thử việc chuẩn chỉnh

4. Chấm dứt hợp đồng thử việc 

Tại Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 thì:

–  Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

–  Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Người lao động khi thử việc có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước (tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019) và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu (nếu có căn cứ theo Điều 129 Bộ luật Lao động 2019)

5. Hợp đồng thử việc có phải đóng bảo hiểm không?

Hợp đồng thử việc là một dạng của hợp đồng lao động. Mà theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 thì nội dung của hợp đồng lao động bao gồm cụ thể tại Điểm i có đề cập “Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp”

=> Hợp đồng thử việc không phải đóng bảo hiểm xã hội vì trong nội dung của hợp đồng này không nhắc đến việc đóng bảo hiểm xã hội như hợp đồng lao động.

Tuy nhiên trong trường hợp, thời gian thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà hợp đồng lao động đó thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cả thời gian thử việc.

 CĂN CỨ QUY ĐỊNH

 NỘI DUNG

Thứ nhất, đối tượng có thu nhập từ tiền lương tiền công là đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi nào: (điểm b, i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi bổ sung năm 2012)

 

– Thu nhập từ tiền lương, tiền công:

+ Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.

+ Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.

….. nhóm các cá nhân cư trú ký kết hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên hoặc cá nhân không cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên.

+ Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác: Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác hoặc Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Thứ hai, phương thức xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp theo quy định của pháp luật hiện hành

– Nếu hai bên ký hợp đồng lao động từ đủ từ 03 tháng trở lên thì người lao động sẽ được tính thuế thu nhập cá nhân theo biểu lũy tiến từng phần.

– Nếu hai bên ký hợp đồng lao động hoặc hợp đồng khác có phát sinh việc trả tiền công tiền lương dưới 03 tháng thì thu nhập này của người lao động sẽ bị khấu trừ 10% trên thu nhập ( thu nhập phải từ 02 triệu trở lên trong từng lần phát sinh)

Thứ ba, Điều kiện để không phải nộp thuế thu nhâp cá nhân

– Cá nhân sẽ không phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi thuộc đối tượng tính theo biểu lũy tiến mà sau khi trừ đi các khoản giảm trừ, các khoản được miễn thì thu nhập tính thuế bằng không hoặc mang giá trị âm thì không phải nộp.

– Cá nhân sẽ không phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi thuộc đối tượng tính thuế theo phương thức khấu trừ 10% khi: cá nhân có thu nhập dưới 02 triệu trên từng lần phát sinh hoặc cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập tại một nơi, cá nhân có mã số thuế tại thời điểm khấu trừ thuế thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nhưng ước tỉnh tổng thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi giảm trừ gia ảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết theo mẫu 02/CK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC gửi tổ chức trả thu nhập để bộ phận trả thu nhập trong công ty làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Căn cứ vào bản cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ, kết thúc năm tính thuế, tổ chức chi trả thu nhập vẫn tổng hợp danh sách và thu nhập của cá nhân chưa đến mức khấu trừ và nộp cho cơ quan thuế.

Cá nhân cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự cam kết sai sự thật thì cá nhân sẽ phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

KẾT LUẬN:

– Đối chiếu với quy định trên thu nhập từ tiền lương được trả trong hợp đồng thử việc thuộc trường hợp cuối cùng là việc 2 bên ký kết hợp đồng dưới 03 tháng và phát sinh việc trả tiền lương tiền công với NLĐ là trên 2 triệu nên vẫn tính thuế và khấu trừ thuế trừ khi NLĐ đảm bảo điều kiện luật định.

– NLĐ không phải nộp thuế tức bị khấu trừ 10% nếu vào lúc thử việc nếu tại thời điểm đó bạn chỉ làm ở duy nhất ở 1 nơi, NLĐ có mã số thuế, và mức thu nhập của NLĐ là 4.500.000 đồng ( chưa đến mức nộp thuế) và NLĐ viết cam kết theo mẫu trên thì NLĐ sẽ không bị khấu trừ và tính thuế. Nếu sau này NLĐ tiếp tục ký kết hợp đồng lao động thì thời gian thử việc sẽ được tính theo biểu lũy tiến mà không tính theo phương pháp khấu trừ 10% nữa thì với mức lương trên những tháng thử việc NLĐ cũng không bị khấu trừ thuế.

XEM THÊM: Thuế TNCN đối với lao động thử việc, thời vụ có được khấu trừ?

6. Người lao động thử việc có được nghỉ phép năm?

Tại Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP, thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động được coi là thời gian để tính ngày nghỉ hàng năm (nghỉ phép).

Do đó, nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau thời gian thử việc thì thời gian thử việc đó đương nhiên được coi là thời gian để tính ngày nghỉ phép năm.

Pháp luật hiện hành lại chưa có một quy định nào cụ thể về việc người lao động thử việc sau đó không làm việc nữa thì thời gian thử việc có tính ngày nghỉ phép năm hay không.

KẾT LUẬN

Trong thời gian thử việc, người lao động có được nghỉ phép năm hay không hoàn toàn phụ thuộc vào quy định của người sử dụng lao động. Theo đó:

Trường hợp 1: Nếu hợp đồng thử việc hoặc người sử dụng lao động quy định “không giải quyết phép năm trong thời gian thử việc” thì người lao động không được nghỉ phép trong thời gian này.

Trường hợp 2: Nếu người sử dụng lao động không có quy định nào về vấn đề này thì người lao động có thể thỏa thuận để được nghỉ phép trong thời gian này.

7. Hợp đồng thử việc được ký mấy lần?

Không được ký hợp đồng thử việc lần 02. Vi phạm quy định về thử việc, doanh nghiệp bị phạt đến 05 triệu đồng.

THAM KHẢO: Hơn 60 Khoá học chuyên sâu tại Kế toán Việt Hưng

Trên đây 7 Điều bạn cần biết khi tham gia ký hợp đồng thử việc trước khi bút sa không sửa lại được nhất là các bạn mới chưa có kinh nghiệm đi xin việc dễ mắc sai lầm ảnh hưởng quyền lợi chính bản thân mình. Nếu các bạn quan tâm đến nghề kế toán hãy liên hệ ngay để được tư vấn chuyên môn 1 cách hiệu quả nhất CAM KẾT 100% ĐẦU RA không hiệu quả hoàn phí!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...