Phần mềm MISA Mimosa.NET 2019 – Đơn vị hành chính sự nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước phải lập báo cáo quyết toán ngân sách đối với phần kinh phí do ngân sách nhà nước cấp. Trường hợp đơn vị hành chính, sự nghiệp có phát sinh các khoản thu, chi từ nguồn khác, nếu có quy định phải quyết toán như nguồn ngân sách nhà nước cấp với cơ quan có thẩm quyền thì phải lập báo cáo quyết toán đối với các nguồn này.
1. Mục đích của báo cáo quyết toán
– Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước dùng để tổng hợp tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước của đơn vị hành chính, sự nghiệp, được trình bày chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước để cung cấp cho cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan có thẩm quyền khác. Thông tin trên Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước phục vụ cho việc đánh giá tình hình tuân thủ, chấp hành quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các cơ chế tài chính khác mà đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan nhà nước, đơn vị cấp trên và lãnh đạo đơn vị kiểm tra, đánh giá, giám sát và điều hành hoạt động tài chính, ngân sách của đơn vị.
– Báo cáo quyết toán nguồn khác phản ánh tình hình thu – chi các nguồn khác (ngoài nguồn ngân sách nhà nước) của đơn vị hành chính, sự nghiệp, theo quy định của pháp luật phải thực hiện quyết toán với cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan có thẩm quyền khác. Thông tin trên Báo cáo quyết toán nguồn khác phục vụ cho việc đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tài chính mà đơn vị áp dụng, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, cơ quan có thẩm quyền khác và lãnh đạo đơn vị đánh giá hiệu quả của các cơ chế, chính sách áp dụng cho đơn vị.
2. Nội dung nộp báo cáo quyết toán năm
3. Chỉ dẫn quyết toán trên phần mềm Misa Mimosa.NET 2019
Bước 1: Kiểm kê đối chiếu thực tế
Trước khi lập báo cáo tài chính, quyết toán, thì tiến hành kiểm kê số liệu thực tế và đối chiếu với sổ sách, xử lý chênh lệch (nếu có) để đảm bảo số liệu kế toán khớp với thực tế và tuân thủ đúng Thông tư, Nghị định.
Tại màn hình Hướng dẫn quyết toán cuối năm, nhấn Kiểm tra đối chiếu thực tế => phần mềm hiển thị màn hình Hướng dẫn kiểm tra đối chiếu, thực tế để anh/chị kiểm tra đối chiếu lần lượt từng nghiệp vụ.
a. Đối chiếu số dư tiền mặt với biên bản kiểm kê
Kiểm tra số dư tài khoản 111 – Quỹ tương ứng với từng loại tiền và từng loại quỹ để đảm bảo số liệu trên sổ sách kế toán khớp với số liệu trên Sổ quỹ của Thủ quỹ.
– Thực hiện kiểm kê quỹ tiền mặt
– Kiểm tra, đối chiếu với biên bản kiểm kê
Hàng tháng, các đơn vị thường đối chiếu giữa số dư tiền các tài khoản tiền gửi ngân hàng, kho bạc với Sổ phụ ngân hàng\Sao kê ngân hàng (đối với các tài khoản tiền gửi mở tại ngân hàng) hoặc với Mẫu số 05 – ĐCSDTK/KBNN: Bản xác nhận số dư tài khoản tiền gửi tại KBNN (đối với các tài khoản tiền gửi mở tại Kho bạc).
– Hướng dẫn lập bản xác nhận với ngân hàng
c. Đối chiếu tài sản cố định với biên bản kiểm kê
Đảm bảo số liệu về TSCĐ trên Sổ tài sản cố định khớp với biên bản kiểm kê.
– Kiểm kê Tài sản cố định
– Hướng dẫn đối chiếu Sổ tài sản cố định với biên bản kiểm kê
d. Đối chiếu vật tư hàng hoá tồn kho
Đảm bảo số liệu về vật tư hàng hoá trên sổ kho khớp với biên bản kiểm kê.
– Kiểm kê vật tư hàng hoá
– Hướng dẫn đối chiếu Báo cáo tồn kho với Biên bản kiểm kê
Bước 2: Kiểm tra chứng từ, sổ sách
Kiểm tra các dấu hiệu sai sót có thể xảy ra trong quá trình nhập liệu và đối chiếu các sổ sách với nhau nhằm đảm bảo tính đúng đắn của dữ liệu.
1. Tại màn hình Hướng dẫn quyết toán cuối năm, nhấn Kiểm tra đối chiếu chứng từ, sổ sách => phần mềm hiển thị màn hình Hướng dẫn kiểm tra đối chiếu chứng từ, sổ sách để anh/chị kiểm tra đối chiếu lần lượt từng nghiệp vụ.
2. Trường hợp 1: Kiểm tra toàn bộ nội dung
Chọn Khoảng thời gian cần đối chiếu toàn bộ các nội dung, thường chọn Năm nay.
Chọn Khoảng thời gian cần kiểm tra đối chiếu.
Các nội dung cần kiểm tra:
- Kiểm tra trạng thái chứng từ chưa ghi sổ
- Kiểm tra Tiền mặt, Tiền gửi
- Kiểm tra hạch toán chính và hạch toán ngoại bảng
- Kiểm tra số rút và chi theo MLNS
- Kiểm tra chứng từ chưa thanh toán tạm ứng
- Kiểm tra bảng cân đối phát sinh tài khoản
Bước 3: Lập báo cáo
(1) Lập báo cáo tài chính
Tại quy trình Hướng dẫn quyết toán cuối năm, nhấn Lập báo cáo, chọn Báo cáo tài chính hoặc vào nghiệp vụ Tổng hợp, chọn Báo cáo tài chính\Báo cáo tài chính.
- Chọn Kỳ báo cáo, Năm, Chương.
- Chọn Báo cáo. Anh/chị có thể chọn các báo cáo sau:
– 01/BCTC: Báo cáo tài chính
– 02/BCTC: Báo cáo kết quả hoạt động
– 03a/BCTC: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Theo phương pháp trực tiếp)
– 04/BCTC: Thuyết minh báo cáo tài chính.
- Nhấn Đồng ý
Trường hợp muốn lấy lại toàn bộ số liệu ban đầu thì nhấn Lấy lại mặc định
Nhấn Cất
(2) Lập báo cáo quyết toán
Tại quy trình Hướng dẫn quyết toán cuối năm, nhấn Lập báo cáo, chọn Báo cáo quyết toán hoặc vào nghiệp vụ Tổng hợp, chọn Lập báo cáo\Báo cáo quyết toán
- Chọn Kỳ báo cáo, Năm, Chương.
- Phần mềm mặc định Báo cáo là B03/BCQT: Thuyết minh báo cáo quyết toán.
- Nhấn Đồng ý.
Trường hợp muốn lấy lại toàn bộ số liệu ban đầu thì nhấn Lấy lại mặc định
Nhấn Cất
Nhấn In để in báo cáo quyết toán
Ngoài ra, có thể in báo cáo tình hình tài chính bằng cách:
- Chọn menu Báo cáo\Báo cáo quyết toán
- Chọn báo cáo B03/BCQT: Thuyết minh báo cáo quyết toán
- Khai báo các tham số báo cáo
– Chọn Kỳ báo cáo, Chương.
– Tích chọn Lấy dữ liệu từ báo cáo quyết toán đã lập hoặc nếu không tích chọn, phần mềm sẽ in theo công thức đã được thiết lập sẵn.
Trên màn hình quy trình Hướng dẫn quyết toán cuối năm, nhấn Nộp báo cáo
Phần mềm chuyển sang màn hình Nộp báo cáo
Khai báo các tham số báo cáo.
- Chọn kỳ báo cáo: có thể chọn từng tháng, quý, năm theo nhu cầu in của đơn vị.
- Khai báo các tham số: Nguồn, Chương, Khoản, Cấp phát, CTMT, Dự án, Loại kinh phí:
– Nếu tích chọn vào Tất cả thì in báo cáo sẽ hiển thị đầy đủ các tham số trên.
– Nếu tích chọn Tổng hợp thì in báo cáo tổng hợp và không quan tâm đến các tham số trên.
– Nếu tích chọn Tuỳ chọn thì anh/chị chọn các tham số theo nhu cầu in của đơn vị.
LƯU Ý: Với 1 số báo cáo có tham số CTMT, Dự án để báo cáo lên đúng số liệu thì nên chọn CTMT, Dự án là Tổng hợp.
Ngoài ra, tuỳ từng tham số báo cáo cho từng mẫu báo cáo để khai báo các thông tin khác cho phù hợp.