Phương pháp tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú và không cư trú

Đánh giá

Thuế thu nhập cá nhân là thuế đánh trực tiếp lên người có thu nhập phải chịu thuế được quy định bởi Luật thuế TNCN năm 2007. Vậy phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú và không cư trú khác nhau như thế nào? Cùng kế toán Việt Hưng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

phuong-phap-tinh-tncn-doi-voi-ca-nhan-cu-tru-va-khong-cu-tru 1
Thẻ tạm trú

1. Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú là gì?

Cá nhân cư trú

– Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

– Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo 1 trong hai trường hợp sau:

+ Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú:

  • Đối với công dân Việt Nam:

Nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.

  • Đối với người nước ngoài:

Nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.

+ Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:

Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên theo hướng dẫn nêu trên nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi.

Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp:

Ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,… không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho NLĐ.

Như vậy, một cá nhân không phân biệt nguồn gốc quốc tịch nếu đáp ứng các điều kiện trên là đối tượng cư trú để xác định nghĩa vụ thuế tại Việt nam.

Cá nhân kê khai thu nhập phát sinh tại Việt nam và thu nhập phát sinh ngoài Việt nam.

Cá nhân không cư trú

Là những đối tượng không đáp ứng những điều kiện trên.

2. Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú

Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú
Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú

Để xác định thuế thu nhập cá nhân phải nộp phải thực hiện 3 bước tính thuế:

Bước 1

– Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh được xác định bằng doanh thu.

Trừ các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ kinh doanh trong kỳ tính thuế.

Việc xác định doanh thu, chi phí dựa trên cơ sở định mức, tiêu chuẩn, chế độ và chứng từ, sổ kế toán theo quy định của pháp luật.

Đối với cá nhân kinh doanh chưa tuân thủ đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ. Mà không xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế.

Thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu, tỷ lệ thu nhập chịu thuế để xác định thu nhập chịu thuế phù hợp với từng ngành, nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Bước 2

– Xác định các khoản đóng thuế thu nhập cá nhân

Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ sản xuất, kinh doanh = Thu nhập chịu thuế – (trừ đi) Giảm trừ gia cảnh – (trừ đi).

-> Các khoản đóng góp nhân đạo, từ thiện, khuyến học theo quy định của pháp luật.

Bước 3

– Xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Theo đó:

+ Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Tổng số thuế của các bậc thu nhập

+ Số thuế của mỗi bậc = Thu nhập tính thuế của bậc đó nhân với thuế suất tương ứng của bậc đó.

   -> Thuế suất tăng lên chỉ áp dụng cho phần thu nhập tăng thêm, không áp dụng cho phần thu nhập ở bậc thấp hơn.

3. Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân  không cư trú

3.1. Thu nhập từ kinh doanh

  • 1% đối với hoạt động kinh doanh hàng hoá.
  • 5% đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ.
  • 2% đối với hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt động kinh doanh khác.

3.2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam

= Số ngày làm việc cho công việc tại Việt Nam x Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu + Thu nhập chịu thuế khác phát sinh tại Việt Nam

Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam

= Số ngày có mặt ở Việt Nam x Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu + Thu nhập chịu thuế khác phát sinh tại Việt Nam

3.3. Thu nhập từ vốn đầu tư

Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn của cá nhân không cư trú được xác định bằng tổng thu nhập tính thuế mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc đầu tư vốn vào tổ chức, cá nhân tại Việt Nam nhân (x) thuế suất 5%

3.4. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam của cá nhân không cư trú được xác định bằng giá chuyển nhượng bất động sản nhân (x) với thuế suất 2%.

Trên đây là những chia sẻ của Kế Toán Việt Hưng hy vọng sẽ giúp ích phần nào đó cho các bạn trong quá trình làm việc kế toán của mình – Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận