Xử lý tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế như thế nào

Đánh giá

Nếu doanh nghiệp có phát sinh khoản thu hoặc chi do vi phạm hợp đồng kinh tế thì kế toán viên cần xử lý khoản phạt này như thế nào? Cùng kế toán Việt Hưng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Quy định về hóa đơn đối với tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế

  • Quy định tại khoản 1, điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC
  • Nếu doanh nghiệp phải nộp phạt vi phạm hợp đồng kinh tế bằng tiền mặt phải lập Phiếu chi
  • Nếu doanh nghiệp thu tiền nộp phạt vi phạm hợp đồng kinh tế bằng tiền mặt lập Phiếu thu
  • Nếu doanh nghiệp chi nộp phạt vi phạm hợp đồng kinh tế bằng hàng hóa phải lập hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng và kê khai thuế GTGT đối với các hóa đơn này như hoạt động bán hàng khác.
Quy định về hóa đơn đối với tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế
Quy định về hóa đơn đối với tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế

Quy định về thuế TNDN đối với tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế

  • Quy định tại Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC:

“2.36. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.”

=> Như vậy, Khoản chi nộp phạt về vi phạm hành chính được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN khi đáp ứng đủ 2 điều kiện:

+ Doanh nghiệp lập phiếu chi tiền cho khoản phạt vi phạm hợp đồng kinh tế

+ Trong hợp đồng kinh tế có ghi rõ nguyên nhân phạt, mức phạt và tiền phạt

  • Khoản thu từ vi phạm hành chính là khoản thu nhập khác chịu thuế TNDN

Cách hạch toán tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế

Bên được nhận bồi thường hạch toán:

– Trường hợp các khoản tiền phạt được ghi giảm giá trị tài sản, ghi:

Nợ các TK liên quan

Có TK: 151,153, 154, 156, 241, 211…

– Trường hợp các khoản tiền phạt được ghi nhận vào thu nhập khác, ghi:

Nợ các TK liên quan

Có TK: 711 – thu nhập khác.

-Phản ánh các khoản được bên thứ ba bồi thường (như tiền bảo hiểm được bồi thường, tiền đền bù di dời cơ sở kinh doanh…), ghi:

Nợ các TK 111, 112,…

Có TK: 711 – thu nhập khác.

– Các khoản chi phí liên quan đến xử lý các thiệt hại đối với những trường hợp đã mua bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 811 – Chi phí khác

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ( nếu có)

Có TK: 111,112,152…………..

Bên chi bồi thường hạch toán:

– Hạch toán các khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt vi phạm hành chính, ghi:

Nợ TK 811 – Chi phí khác

Có TK: 111,112

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339)

Có TK338 – Phải trả, phải nộp khác.

Chứng từ cần chuẩn bị khi phát sinh phạt vi phạm hợp đồng kinh tế

– Hợp đồng kinh tế;

– Biên bản ghi nhận hoặc thanh lý , trong đó nêu rõ vi phạm và phải chịu phạt theo cam kết.

– Chứng từ trả tiền qua ngân hàng hoặc phiếu chi tiền bên vi phạm và phiêu thu tiền bên được phạt vi phạm có ký nhận của hai bên. Nếu trả bằng tiền mặt thì cần có phiếu thu của DN bạn (minh chứng rằng tiền đó đã được nộp vào quỹ của DN mà không rơi vào tay cá nhân).

– Nếu cấn trừ băng hình thức công nợ thì phải có biên bản có ký tá xác nhận của hai bên bằng hình thức cấn trừ thông qua công nợ TK 131 và Tk 331 giữa hai bên

Trên đây là bài chia sẻ của kế toán Việt Hưng về cách xử lý tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế. Nếu bạn có câu hỏi và thắc mắc hãy gửi về cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận