Thuế giá trị gia tăng và nội dung cơ bản

Đánh giá

Thuế giá trị gia tăng là gì? Ai là người chịu thuế? Phương pháp tính thuế GTGT như thế nào? Kế toán Việt Hưng chia sẻ bạn đọc nội dung về thuế GTGT và phương pháp tính thuế mới nhất theo quy định. 

Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế doanh thu đánh vào mỗi giai đoạn sản xuất, lưu thông sản phẩm hàng hoá. Từ khi còn là nguyên liệu thô sơ cho đến sản phẩm hoàn thành, và cuối cùng là giai đoạn tiêu dùng. Chính vì vậy mà chúng ta còn gọi là thuế doanh thu có khấu trừ số thuế đã nộp ở giai đoạn trước. Thuế GTGT được cộng vào giá bán hàng hoá, dịch vụ. Và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ.

Vai trò của thuế giá trị gia tăng

Thuế GTGT trong lưu thông hàng hóa:

Với tính ưu điểm của thuế GTGT là Nhà nước chỉ thu thuế đối với phần giá trị tăng thêm của các sản phẩm ở từng khâu sản xuất, lưu thông. Mà không thu thuế đối với toàn bộ doanh thu phát sinh như mô hình thuế doanh thu. Việc áp dụng thuế giá trị gia tăng đã góp phần ổn định giá cả, mở rộng lưu thông hàng hoá. Góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu.

Thuế GTGT trong quản lý nhà nước về kinh tế: 

  • Tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho ngân sách nhà nước.
  • Thuế tính trên giá bán hàng hoá hoặc giá dịch vụ nên không phải đi sâu xem xét, phân tích về tính hợp lý, hợp lệ cuả các khoản chi phí. Làm cho việc tổ chức quản lý thu tương đối dễ dàng hơn các loại thuế trực thu.
  • Ðối với hàng xuất khẩu không những không nộp thuế giá trị gia tăng mà còn được khấu trừ hoặc được hoàn lại số thuế giá trị gia tăng đầu vào. Nên có tác dụng giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu. Tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu có thể cạnh tranh thuận lợi trên thị trường quốc tế.
  • Thuế GTGT cùng với thuế nhập khẩu làm tăng giá vốn đối với hàng nhập khẩu. Có tác dụng tích cực bảo hộ sản xuất kinh doanh hàng nội địa.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chống thất thu thuế đạt hiệu quả cao
  • Thuế giá trị gia tăng thường có ít thuế suất, bảo đảm sự đơn giản, rõ ràng
  • Nâng cao được tính tự giác trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cuả người nộp thuế.
  • Tăng cường công tác hạch toán kế toán và thúc đẩy việc mua bán hàng hoá có hoá đơn chứng từ
  • Việc khấu trừ thuế đã nộp ở đầu vào còn có tác dụng khuyến khích hiện đại hoá, chuyên môn hoá sản xuất. Tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị mới để hạ giá thành sản phẩm.
  • Thuế GTGT được ban hành gắn liền với việc sửa đổi, bổ sung một số loại thuế khác như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu… Góp phần làm cho hệ thống chính sách thuế của Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Phù hợp với sự vận động và phát triển cuả nền kinh tế  thị trường

Đối tượng chịu thuế và nộp thuế giá trị gia tăng

Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đối tượng chịu thuế là các loại hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. Trừ các đối tượng không thuộc diện chịu thuế theo quy định cuả Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành.

Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng

Ðối tượng nộp thuế giá trị gia tăng là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế. Và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hoá chịu thuế.

Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm:

  • Doanh nghiệp nhà nước,
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
  • Các công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn
  • Công ty cổ phần.
  • Hợp tác xã
  • Tổ hợp tác
  • Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức, đơn vị sự nghiệp khác.

Cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ:

Bao gồm những người có kinh doanh độc lập, hộ gia đình, cá nhân hợp tác với nhau để cùng sản xuất kinh doanh. Nhưng không hình thành pháp nhân kinh doanh.

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng

Cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Xác định đối tượng kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

  • Hộ, cá nhân kinh doanh
  • Những Doanh nghiệp có doanh thu hàng năm < 1 tỷ đồng, (Trừ trường hợp đăng ký kê khai theo pp khấu trừ
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, (Trừ trường hợp đăng ký kê khai theo pp khấu trừ)
  • Tổ chức kinh tế khác, (Trừ trường hợp đăng ký kê khai theo phương pháp khấu trừ)

+ Đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ hoá đơn của hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra theo chế độ quy định

Số thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng x Thuế suất thuế GTGT

Trong đó:

  • Thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10% áp dụng đối với hoạt động 

+ Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ có đầy đủ hoá đơn của hàng hoá, dịch vụ bán ra theo chế độ quy định hoặc có đủ điều kiện xác định đúng doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ nhưng không có đủ hoá đơn mua hàng hóa, dịch vụ đầu vào thì GTGT được xác định bằng doanh thu nhân với tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu.

Số thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ % x Doanh thu

 Tỷ lệ (%) giá trị gia tăng tính trên doanh thu làm căn cứ xác định GTGT được quy định như sau:

  • Thương mại (phân phối, cung cấp hàng hoá): 10%.
  • Dịch vụ, xây dựng (trừ xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu): 50%.
  • Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 30%.

+ Hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật thì nộp thuế theo tỷ lệ (%) GTGT do Bộ Tài chính quy định (gọi là hộ nộp thuế khoán).

Cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 

Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.

  Xác định số thuế GTGT phải nộp:

Số thuế GTGT phải nộp

=

Số thuế GTGT đầu ra

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

 Trong đó:

  • Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng;
  • Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu.

Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng

thuế giá trị gia tăng

Đối với bán hàng hoá: 

  • Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua. Không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Đối với cung ứng dịch vụ

  • Thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ. Không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Đối với xây dựng, lắp đặt

  • Thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành. Không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Xử lý vi phạm về thuế giá trị gia tăng

Ðối tượng nộp thuế vi phạm Luật thuế giá trị gia tăng thì bị xử lý như sau:

  • Không thực hiện đúng những quy định về đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế, chế độ kế toán và lưu giữ chứng từ, hoá đơn theo quy định tại các điều 11, 12, 13, 14 và 15 cuả Luật thuế giá trị gia tăng . Thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính về thuế.
  • Nộp chậm tiền thuế, tiền phạt so với ngày quy định phải nộp hoặc quy định xử lý về thuế thì ngoài việc nộp đủ số thuế, số tiền phạt, mỗi ngày nộp chậm còn phải nộp phạt bằng 0,1% (một phần nghìn) số tiền chậm nộp.
  • Khai man thuế, trốn thuê ỳthì ngoài việc phải nộp đủ số thuế theo quy định cuả Luật này. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị phạt tiền từ một đến năm lần số tiền gian lận; trốn thuế với số lượng lớn. Hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế mà còn vi phạm hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định cuả pháp luật.
  • Không nộp thuế, nộp phạt theo thông báo hoặc quyết định xử lý về thuế thì bị xử lý như sau:
  • Trích tiền gửi cuả đối tượng nộp thuế tại Ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng để nộp thuế, nộp phạt.
  • Giữ hàng hoá, tang vật để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt.
  • Kê biên tài sản theo quy định cuả pháp luật để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt cò thiếu.

Thuế giá trị gia tăng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý của nhà nước. Đồng thời thúc đẩy nền công nghiệp sản xuất trong nước. Trên đây là những nội dung cơ bản của thuế GTGT, các bạn kế toán viên cần nắm bắt đầy đủ, chính xác để thực hiện tốt nghiệp vụ kế toán của mình. 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận