Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong giai đoạn chuyển giao sản phẩm hàng hoá, thanh toán giữa đơn vị kinh tế với khách hàng. Cùng tìm hiểu ý nghĩa, nhiệm vụ và công việc của kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh qua bài viết dưới đây cùng Kế toán Việt Hưng nhé.
1. Khái niệm: Kế toán tiêu thụ thành phẩm là gì?
Tiêu thụ thành phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là quá trình đưa các loại sản phẩm đã sản xuất ra vào lưu thông bằng các hình thức bán hàng.
Sau khi thành phẩm đã tiêu thụ ra thị trường, cuối mỗi kỳ kế toán doanh nghiệp cần xác định được doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu, từ đó tính được doanh thu thuần. Sau khi xác định giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, các khoản thu khác, chi phí khác, doanh nghiệp sẽ xác định được kết quả kinh doanh trong kỳ hạch toán.
2. Nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh
– Kế toán có nhiệm vụ hạch toán đầy đủ, chính xác tình hình tiêu thụ các loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo 2 chỉ tiêu: hiện vật, giá trị và tình hình thanh toán với khách hàng; cùng với các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ.
– Xác định kịp thời kết quả tiêu thụ của từng mặt hàng, từng loại sản phẩm, dịch vụ về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.
– Xác định chính xác, đầy đủ, kịp thời các loại doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của từng hoạt động và của toàn doanh nghiệp trong kỳ hạch toán.
– Cung cấp thông tin và lập các loại báo cáo theo yêu cầu quản lý, xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Sơ đồ một số phương phá hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh
Trường hợp 1: Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Trường hợp 2: Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
XEM THÊM: Các khoá học kế toán Online
4. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
– Khi tính ra tiền lương phải trả cho cán bộ, nhân viên ở bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên.
– Khi trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn phần được tính vào chi phí theo tiền lương của những đối tượng trên, ghi:
Nợ TK 64 1 – Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.
– Khấu hao tài sản cố định đang dùng ở bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 214 – Hao mòn tài sản cố định.
– Khi phát sinh các chi phí khác ở bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp như chi phí sửa chữa(thường xuyên tài sản cố định, chi phí tiếp khách…, ghi:
Nợ TK 64 1 – Chi phí bán hàng,
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 111, 112, 331, 152…
Nợ TK 157 – H- Khi gửi sản phẩm đi bán, ghi: àng gửi đi bán
Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 155 – Thành phẩm (kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh)
– Khi sản phẩm gìn đi bán được xác định đã tiêu thụ, ghi:
(1) Nợ TK 111 – Tiền mặt
Nợ TK 112 – Tiền gởi ngân hàng
Nợ TK 131 – Phải trả khách hàng
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
(2) Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 157 – Hàng gửi đi bán.
– Khi xuất kho bán sản phẩm theo phương pháp giao trực tiếp, ghi
(1) Nợ TK 111 – Tiền mặt
Nợ TK 112 – Tiền gởi ngân hàng
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
(2) Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 155 – Thành phẩm.
– Khi xuất vật liệu, phục vụ cho bộ phận bán hàng hay bộ phận quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
– Khi xuất công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ cho bộ phận bán hàng hay bộ phận quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 64 1 – Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ (kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh)
– Khi phân bổ chi phí trả trước cho bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 64 1 – Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 142 – Chi phí trả trước.
– Đối với các khoản thuế phải nộp được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp như thuế môn bài, thuế nhà đất thì khi xác định số phải nộp cho từng kỳ kế toán, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước.
– Chi phí điện, nước, điện thoại… phải trả phát sinh trong kỳ ở bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 64 1 – Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 331 – Phải trả người bán.
– Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định ở bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 335 – Chi phí phải trả.
– Khi xác định số thuế phải nộp cho nhà nước tính trên doanh thu bán hàng phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước.
– Khi giảm giá hàng bán cho khách hàng (hàng đã bán), ghi:
Nợ TK 532 – Giảm giá hàng bán
Có TK 111, 112, 131 (kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh)
– Khi hàng đã bán bị trả lại, ghi:
(1) Nợ TK 531 – Hàng bán bị trả lại
Có TK 111, 112, 131
(2) Nợ TK 155 – Thành phẩm
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.
– Cuối kỳ, kết chuyển giảm trừ doanh thu, ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 531 – Hàng bán bị trả lại
Có TK 532 – Giảm giá hàng bán.
– Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu thuần, ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 911 – Xác định KQKD.
– Kết chuyển giá vốn của hàng đã bán trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911 – Xác định KQKD
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.
– Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911 – Xác định KQKD
Có TK 641 – Chi phí bán hàng
Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh)
– Nếu doanh thu thuần lớn hơn các chi phí được trừ thì kết chuyển lãi sang tài khoản lợi nhuận chưa phân phối, ghi:
Nợ TK 911 – Xác định KQKD
Có TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối.
– Ngược lại nếu doanh thu thuần nhỏ hơn các chi phí được trừ thì kết chuyển lỗ, ghi.
Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 911 – Xác định KQKD
Trên đây là nhiệm vụ, công việc của kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh. Nếu bạn có câu hỏi hay thắc mắc gì thì hãy liên hệ với kế toán Việt Hưng để được tư vấn và hỗ trợ nhé. Chúc các bạn thành công!