Kế toán Việt Hưng – Chính phủ ban hành Nghị định quản lý vật liệu xây dựng ngày 16 tháng 12 năm 2019 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ. Hãy xem bài viết ngay sau đây để cập nhật 8 điểm mới nổi bật trong nghị định quản lý vật liệu xây dựng số 95/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 02 năm 2020.
1. Phạm vi điều chỉnh nghị định quản lý vật liệu xây dựng
Tại Điều 1 – Phạm vi điều chỉnh sửa đổi, bổ sung như sau:
“Nghị định này quy định các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, bao gồm: Hoạt động đầu tư, sản xuất vật liệu xây dựng; quản lý chất lượng, kinh doanh vật liệu xây dựng; chính sách phát triển vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Riêng đối với vật liệu xây dựng kim loại và vật liệu xây dựng không có nguồn gốc từ khoáng sản, Nghị định này chỉ điều chỉnh về quản lý chất lượng và kinh doanh.”
2. Giải thích từ ngữ chuyên môn
Tại Khoản 2 và Khoản 6 Điều 3 – Giải thích từ ngữ sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Vật liệu xây dựng chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, bao gồm: Xi măng, vật liệu ốp lát (ceramic, granit, cotto, đá ốp lát nhân tạo, đá ốp lát tự nhiên), sứ vệ sinh, kính xây dựng, vôi, vật liệu chịu lửa.”
“6. Khoáng sản làm nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng chủ yếu bao gồm: Đá làm đá ốp lát, đá làm vôi, cát trắng silic, cao lanh, đất sét trắng, fenspat, đất sét chịu lửa, đôlômít, bentônít và các loại khoáng sản làm xi măng (gồm: Đá làm xi măng, sét làm xi măng và phụ gia xi măng), được quy hoạch trên phạm vi cả nước.”
3. Quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng
Tại Điểm b Khoản 1 Điều 4 – Quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng;”
4. Xoá bỏ toàn bộ chương II về quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng, quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng
Các điều trong Nghị định bị xoá bỏ bao gồm:
Điều 5. Phân loại quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng
Điều 6. Thời kỳ lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng
Điều 7. Căn cứ lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng
Điều 8. Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng
Điều 9. Nội dung quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng
Điều 10. Hồ sơ quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng
Điều 11. Trách nhiệm lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng
Điều 12. Thẩm định quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng
Điều 13. Nội dung thẩm định quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng
Điều 14. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng
Điều 15. Công bố quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng
Điều 16. Phân loại quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng
Điều 17. Thời kỳ lập quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng
Điều 18. Căn cứ lập quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng
Điều 19. Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng
Điều 20. Nội dung quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng
Điều 21. Hồ sơ quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng
Điều 22. Trách nhiệm lập quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng
Điều 23. Thẩm định quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng
Điều 24. Nội dung thẩm định quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng
Điều 25. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng
Điều 26. Công bố quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng
Điều 27. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch trong lĩnh vực vật liệu xây dựng
Điều 28. Kinh phí cho hoạt động quy hoạch trong lĩnh vực vật liệu xây dựng
5. Yêu cầu đối với dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng
Tại Điều 29 – Yêu cầu đối với dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng sửa đổi, bổ sung như sau:
“Dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng phải phù hợp với quy hoạch theo quy định pháp luật về quy hoạch và tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.
Dự án đầu tư sản xuất sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu phải lựa chọn công nghệ thiết bị tiên tiến, hiện đại đáp ứng các tiêu chí về tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường và được thẩm định công nghệ theo quy định pháp luật về chuyển giao công nghệ.”
6. Chính sách ưu đãi và hỗ trợ trong nghị định quản lý vật liệu xây dựng
Tại Điểm b Khoản 2 Điều 39 – Chính sách ưu đãi và hỗ trợ sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Được hỗ trợ chi phí chuyển giao công nghệ đối với dự án đầu tư có chi phí chuyển giao theo quy định tại Điều 9 và Điều 38 của Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017.”
7. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng trong nghị định quản lý vật liệu xây dựng
Tại Khoản 1 Điều 41 – Trách nhiệm của Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về vật liệu xây dựng; lập, trình thẩm định, trình phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng; các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.”