Kế toán hành chính sự nghiệp sản xuất kinh doanh | Việc hạch toán các khoản thu, chi, quản lý ngân sách, tài sản, và các hoạt động tài chính khác cần được thực hiện một cách chính xác và tuân thủ theo các quy định của nhà nước về quản lý tài chính công. Nó đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về các nguyên tắc kế toán, luật thuế, và quản lý ngân sách nhà nước. Bạn cần chuẩn bị những kinh nghiệm kỹ năng gì thêm từ những giáo viên đang làm việc về lĩnh vực này? Cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu chi tiết về khóa học dưới đây.
Kế toán hành chính sự nghiệp sản xuất kinh doanh là một lĩnh vực kế toán đặc thù, chuyên về việc quản lý và theo dõi các hoạt động tài chính, kinh tế trong các tổ chức hành chính sự nghiệp có liên quan đến sản xuất và kinh doanh có thu. Đây có thể là các tổ chức được thành lập bởi nhà nước hoặc các đơn vị sự nghiệp công lập, nơi mà hoạt động sản xuất và kinh doanh không chỉ nhằm mục tiêu lợi nhuận mà còn hướng tới việc cung cấp dịch vụ công ích.
– Hệ thống lại toàn bộ hệ thống tài khoản theo thông tư mới nhất (sau khi học viên đã học nguyên lý kế toán đơn vị HCSN)
– Cài đặt phần mềm kế toán: Chủ yếu đơn vị HCSN sử dụng 01 trong các phần mềm kế toán như Misa Mimosa, Imas, Das.
– Tạo cơ sở ban đầu trên phần mềm kế toán
– Sao lưu, phục hồi dữ liệu giúp HV chủ động học tại nhà và sao lưu lên đơn vị và ngược lại.
1. Đầu kỳ kế toán hành chính sự nghiệp sản xuất kinh doanh
– Mở sổ kế toán của đơn vị HCSN trên phần mềm mà đơn vị học viên sử dụng: Misa Mimosa/ Imas/ Das
– Tạo lập các phòng ban, nhân viên, cán bộ, kho
– Thực hiện nhập danh mục tài khoản ngân hàng kho bạc
– Khai báo TSCĐ đầu kỳ
– Khai báo nguồn kinh phí
– Hướng dẫn Danh mục nhà cung cấp, khách hàng
– Tạo lập danh mục số dư nguồn kinh phí đầu năm
– Hướng dẫn hệ thống bảng cân đối tài khoản đầu kỳ
– Giải thích phân tích ý nghĩa số dư đầu kỳ của đơn vị HCSN Có thu
2. Phát sinh trong kỳ kế toán hành chính sự nghiệp sản xuất kinh doanh
PHẦN 1: Thực hành hạch toán chi tiết
1. Về dự toán chi phí
– Hướng dẫn nhận dự toán
– Cách nhập kinh phí năm nay
– Quy trình hồ sơ liên quan để lên giấy rút dự toán => Hướng dẫn rút dự toán => giao dịch kho bạc => hạch toán trên phần mềm => các báo cáo có liên quan
2. Các khoán chi khác
– Chi tiết các nghiệp vụ thanh toán các nghiệp vụ chi ngoài như điện, nước, internet,… (chi hoạt động thường xuyên)
3. Lương và BHXH
– Thủ tục hồ sơ lương, thanh toán tiền lương, rút dự toán chuyển khoản lương, rút dự toán thanh toán BHXH, kinh phí công đoàn
– Cách lập bảng chấm công, bảng lương: Giải thích cách tính và lập bảng lương theo ngạch bậc, chức vụ, theo lương trách nhiệm, thâm niên nghề, theo thâm niên vượt khung, phụ cấp ưu đãi….
4. Các chi phí về mua săm TSCĐ và Công cụ dụng cụ
– Rút kinh phí chuyển khoản nhà cung cấp, phát sinh mua sắm
– Mua và ghi tăng TSCĐ, hướng dẫn theo dõi TSCĐ trên phần mềm riêng của đơn vị ( nếu nhiều) hoặc theo dõi đồng thời trên phần mềm kế toán.
– Đối chiếu theo dõi tài sản cố định
– Hướng dẫn các nghiệp vụ thanh lý TSCĐ, hồ sơ thanh lý.
– Báo cáo đối chiếu với kho bạc
– Cuối năm tính hao mòn TSCĐ
5. Các vấn đề thanh toán trong đơn vị HCSN
– Cách chuẩn bị về mặt hồ sơ đơn vị, đối đợn vị HCSN về mặt hồ sơ cần xử lý chuẩn chỉ.
– Thao tác lập báo cáo đối chiếu kho bạc (hàng quý)
6. Hướng dẫn quy trình tính giá thành dịch vụ, sản phẩm trong đơn vị HCSN và cách hạch toán
– Xây dựng kỳ tính giá thành dịch vụ hoặc sản phẩm
– Xác định chi phí NVL trực tiếp
– Phân bổ chi phí chung cho Sản phẩm , dịch vụ
– Cách kết chuyển
– Tính giá thành: Nhập kho thành phẩm hoặc nghiệm thu giá vốn dịch vụ
PHẦN 2: Thực hành đối chiếu chi tiết
– Hướng dẫn đối chiếu hồ sơ rút dự toán, rút kinh phí tại kho bạc
– Thiết lập bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại kho bạc theo mẫu mới nhất hiện hành hàng quý, năm
– Lập bảng đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi tại kho bạc theo mẫu mới nhất hàng quý, năm
– Cách xây dựng dự toán ngân sách năm tài chính tiếp theo
– Quy trình hồ sơ liên quan giao rút dự toán bằng lệnh chi tiền => giao dịch kho bạc => hạch toán trên phần mềm => kiểm tra các báo cáo có liên quan
– Thực hiện kê khai báo cáo thuế GTGT (nếu có), đối chiếu thuế GTGT
– Xủ lý lưu ý về các vấn đề thuế TNCN (Thông tư, quy định mới về thuế TNCN)
PHẦN 3: Thuế trong đơn vị HCSN có thu
– Cách kê khai báo cáo thuế GTGT (nếu có) ,Đối chiếu thuế GTGT
– Xủ lý lưu ý về các vấn đề thuế TNCN ( Thông tư, quy định mới về thuế TNCN)
– Lập tờ khai quyết toán thuế TNCN cuối năm, các vấn đề hướng dẫn chung về thuế TNCN.
3. Báo cáo tài chính kế toán hành chính sự nghiệp sản xuất kinh doanh
PHẦN 1: Lập báo cáo tài chính trong đơn vị HCSN có thu
– Lập & nộp Báo cáo tài chính
- Bảng cân đối phát sinh
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kết quả hoạt động
- Thuyết minh báo cáo tài chính
– Đọc hiểu báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán & báo cáo đối chiếu kho bạc.
– Cách khóa sổ và chuyển số dư sang năm tới.
PHẦN 2: Các báo cáo khác trong kế toán hành HCSN có thu
– Bảng tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng
– Báo cáo thu chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động khác (nếu có)
– Báo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ
– Báo cáo đối chiếu với kho bạc
Và một số báo cáo khác dành cho đơn vị có thu.
– Bảng đối chiếu dự toán, tiền gửi tại kho bạc
– Sổ sách theo từng hình thức kế toán đơn vị đang áp dụng
Kế toán Việt Hưng tự hào là 1 trong số ít trung tâm gần như duy nhất khẳng định chất lượng từng giờ học kế toán hành chính sự nghiệp sản xuất kinh doanh trực tiếp giáo viên có kinh nghiệm trên 10 năm trực tiếp cầm tay chỉ nghề qua Zalo Call & Ultraviewer!
THAM KHẢO:
mình ở HCM, có thể đăng ký học khóa này k ạ
muốn học 1 kèm 1 khóa này, tư vấn cho m
hiện tại áp dụng chế độ kế toán hcsn nào ạ