Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

Đánh giá

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam cho đến nay bao gồm 26 chuẩn mực kế toán. Chuẩn mực kế toán ra đời nhằm mục đích gì? Các chuẩn mực kế toán theo quy định định mới nhất hiện nay bao gồm các chuẩn mực nào? Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết.

 I. Khái niệm, mục đích ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán.

 1. Khái niệm chuẩn mực kế toán là gì?

Theo quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13, tại Điều 7. Thì:

Chuẩn mực kế toán gồm những quy định và phương pháp kế toán cơ bản để lập báo cáo tài chính.

 2. Chuẩn mực kế toán do ai ban hành?

Hệ thống chuẩn mực kế toán do Bộ Tài chính ban hành. Các chuẩn mực kế toán ra đời trên cơ sở phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế. Đồng thời phù hợp với điều kiện, tình hình kinh tế của Việt Nam.

 3. Mục đích của sự ra đời của hệ thống chuẩn mực kế toán là gì?

– Bộ Tài chính ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán nhằm quy định, hướng dẫn các nguyên tắc, nội dung, phương pháp lập báo cáo tài chính. Đồng thời tạo ra hành lang pháp lý trong trong lĩnh vực kế toán.

– Ngoài ra, do hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam được đưa ra dựa trên sự phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Chính vì vậy sẽ kế toán Việt Nam hội nhập với kế toán thế giới. Ngoài ra, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

– Bên cạnh đó hệ thống các chuẩn mực kế toán đóng vai trò quan trọng đối với việv quản lý tài chính tầm vĩ mô của Nhà nước. Thông qua hệ thống quản lý của các cơ quan chức năng như thuế, thanh tra tài chính…

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

II. Quá trình ban hành và hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam bao gồm 26 chuẩn mực. Được Bộ tài chính ban hành 5 đợt qua 5 quyết định. Lịch sử ra đời của hệ thống chuẩn mực kế toán cụ thể như sau:

Đợt ban hành các chuẩn mực kế toán thứ 1: Ngày 31/12/2001. Ban hành 4 chuẩn mực kế toán bằng quyết định 149/2001/QĐ-BTC. Bao gồm:

  1. Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho.
  2. Chuẩn mực kế toán số 03 – Tài sản cố định hữu hình.
  3. Chuẩn mực kế toán số 04 – Tài sản cố định vô hình.
  4. Chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác.

Các chuẩn mực Hàng tồn kho, TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, doanh thu và thu nhập khác được hướng dẫn bởi Thông tư 161/2007/TT-BTC.

Đợt ban hành các chuẩn mực kế toán thứ 2: Ngày 31/12/2002. Ban hành 6 chuẩn mực kế toán bằng quyết định 165/2002/QĐ-BTC. Bao gồm:

  1. Chuẩn mực kế toán số 01 – Chuẩn mực chung.
  2. Chuẩn mực kế toán số 06 – Thuê tài sản.
  3. Chuẩn mực kế toán số 10 – Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái.
  4. Chuẩn mực kế toán số 15 – Hợp đồng xây dựng.
  5. Chuẩn mực kế toán số 16 – Chi phí đi vay.
  6. Chuẩn mực kế toán số 24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

 – 6 chuẩn mực kế toán này được hướng dẫn bởi Thông tư 161/2007/TT-BTC.

Đợt ban hành các chuẩn mực kế toán thứ 3: Ngày 31/12/2003. Ban hành 6 chuẩn mực kế toán bằng quyết định số 234/2003/QĐ-BTC. Bao gồm:

  1. Chuẩn mực kế toán số 05 – Bất động sản đầu tư.
  2. Chuẩn mực kế toán số 07 – Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết.
  3. Chuẩn mực kế toán số 08 – Thông tin tài chính về những khoản góp vốn liên doanh.
  4. Chuẩn mực kế toán số 21 – Trình bày báo cáo tài chính.
  5. Chuẩn mực kế toán số 25 – Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con.
  6. Chuẩn mực kế toán số 26 – Thông tin về các bên liên quan.

– 6 chuẩn mực kế toán này được hướng dẫn bởi Thông tư 161/2007/TT-BTC.

Đợt ban hành các chuẩn mực kế toán thứ 4: Ngày 15/02/2005. Ban hành 6 chuẩn mực kế toán bằng quyết định số 12/2005/QĐ-BTC. Bao gồm:

  1. Chuẩn mực kế toán số 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.
  2. Chuẩn mực kế toán số 22 – Trình bày bổ sung BCTC của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự.
  3. Chuẩn mực kế toán số 23 – Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
  4. Chuẩn mực kế toán số 27 – Báo cáo tài chính giữa niên độ.
  5. Chuẩn mực kế toán số 28 – Báo cáo bộ phận.
  6. Chuẩn mực kế toán số 29 – Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán.

– 6 chuẩn mực kế toán này được hướng dẫn bởi Thông tư 20/2006/TT-BTC.

Đợt ban hành các chuẩn mực kế toán thứ 5: Ngày 28/12/2005. Ban hành 4 chuẩn mực kế toán còn lại bằng quyết định số 100/2005/QĐ-BTC. Bao gồm:

  1. Chuẩn mực kế toán số 11 – Hợp nhất kinh doanh.
  2. Chuẩn mực kế toán số 18 – Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng.
  3. Chuẩn mực kế toán số 19 – Hợp đồng bảo hiểm.
  4. Chuẩn mực kế toán số 30 – Lãi trên cổ phiếu.

 – 4 chuẩn mực trong hệ thống chuẩn mực kế toán trên được hướng dẫn bởi Thông tư 21/2006/TT-BTC.

LƯU Ý: Ngày 31/12/2007 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 161/2007/TT-BTC vào ngày 31/12/2007 hướng dẫn 16 chuẩn mực kế toán ban hành theo các quyết định 149/001/QĐ-BTC, 165/2002/QĐ-BTC, 234/2003/QĐ-BTC.

Trên đây là hệ thống 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam. Việc ban hành chuẩn mực kế toán là một cách để nhằm giúp doanh nghiệp có cơ sở để lập báo cáo tài chính đúng, chính xác theo quy định. Bên cạnh đó là tăng thêm lòng tin cho người sử dụng báo cáo tài chính, đồng thời nhằm duy trì và phát triển nghề nghiệp kế toán thì chuẩn mực kế toán giúp hướng dẫn và kiểm tra là điều mà một nền kinh tế phải có.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận