Điểm mới của thông tư số 107 trong HCSN về TSCĐ

Chế độ kế toán HCSN mới được ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC của Bộ tài chính. Thay đổi về tài khoản sử dụng, phương pháp hạch toán. Những điểm mới đã dần tiếp cận tới chuẩn mực kế toán công quốc tế. 

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017. Hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp thay thế Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 và Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010. Thông tư 107 đã đưa ra một loại thay đổi trong quy định về kế toán. Trong đó, những thay đổi về tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán là phức tạp. Và có ảnh hưởng lớn đến công tác ghi nhận các nghiệp vụ kế toán của đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN).

Các kế toán viên cần cập nhật nhanh chóng và kịp thời những thay đổi trong công tác hạch toán kế toán.

Điểm mới trong thông tư số 107 về kế toán HCSN

Điểm nổi bật được thay đổi trong thông tư số 107 về HCSN là: tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán.

Về tài khoản sử dụng

Hạch toán kế toán TSCĐ sử dụng 2 tài khoản:

  • TK 211 – TSCĐ hữu hình
  • TK 213 – TSCĐ vô hình

Các tài khoản liên quan: TK 214 – Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ, TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu.

TK 211 được chia thành 7 tài khoản cấp 2. Tương ứng với cách phân loại tài sản theo Thông tư số 162/2014/TT-BTC quy định về quản lý, tính hao mòn TSCĐ trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước. Theo đó, các TK cấp 2 bao gồm:

  • TK 2111 – Nhà cửa, vật kiến trúc
  • TK 2112 – Phương tiện vận tải
  • TK 2113 – Máy móc, thiết bị
  • TK 2114 – Thiết bị truyền dẫn
  • TK 2115 – Thiết bị đo lường, thí nghiệm
  • TK 2116 – Cây lâu năm, súc vật làm việc
  • TK 2118 – TSCĐ hữu hình khác

TK 213 chia thành 6 tài khoản cấp 2, bao gồm:

  • TK 2131 – Quyền sử dụng đất
  • TK 2132 – Quyền tác quyền
  • TK 2133 – Quyền sở hữu công nghiệp
  • TK 2134 – Quyền đối với giống cây trồng
  • TK 2135 – Phần mềm ứng dụng
  • TK 2138 – TSCĐ vô hình khác

Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu

* Kế toán tăng TSCĐ hữu hình

Rút dự toán ngân sách mua TSCĐ:

  • Nợ TK 211, 213
  • Có TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36611)

Đồng thời, ghi:

  • Có TK 008 – Dự toán chi hoạt động

Sử dụng kinh phí được cấp bằng Lệnh chi tiền thực chi để mua sắm tài sản:

  • Nợ TK 211, 213
  • Có TK 112

Đồng thời:

  • Nợ TK 337 – Tạm thu (3371)
  • Có TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36611)

Đồng thời, ghi:

  • Có TK 012 – Lệnh chi tiền thực chi

TSCĐ tăng do mua sắm bằng nguồn phí được khấu trừ, để lại:

  • Nợ TK 211, 213
  • Có TK 111,112,331…(chi phí mua, vận chuyển, bốc dỡ…)

Đồng thời, ghi:

  • Có TK 014 – Phí được khấu trừ, để lại

Đồng thời:

  • Nợ TK 337 – Tạm thu (3373)
  • Có TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36631)

Mua sắm TSCĐ bằng Quỹ phúc lợi:

  • Nợ TK 211, 213
  • Có TK 111,112,331…

Đồng thời, ghi:

  • Nợ TK 43121
  • Có TK 43122

Mua sắm TSCĐ bằng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp:

  • Nợ TK 211, 213
  • Có KT 111,112,331…

Đồng thời, ghi:

  • Nợ TK 43141
  • Có TK 43142

TSCĐ tiếp nhận do được cấp trên cấp kinh phi hoạt động bằng TSCĐ hoặc tiếp nhận TSCĐ từ đơn vị khác:

– Tiếp nhận TSCĐ mới:

  • Nợ TK 211,213
  • Có TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36611)

– Tiếp nhận TSCĐ đã qua sử dụng:

  • Nợ TK 211,213
  • Có TK 214 – Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ
  • Có TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36611)

* Kế toán giảm TSCĐ

Giảm TSCĐ do nhượng bán, thanh lý, mất, điều chuyển:

– TSCĐ hình thành từ nguồn NSNN

  • Nợ TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (Giá trị còn lại)
  • Nợ TK 214 – Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ
  • Có TK 211,213

– TSCĐ hình thành bằng Quỹ phúc lợi:

  • Nợ TK 43122
  • Nợ TK 214
  • Có TK 211

– TSCĐ hình thành bằng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp:

  • Nợ TK 43142
  • Nợ TK 214
  • Có TK 211

TSCĐ giảm do không đủ tiêu chuẩn chuyển thành công cụ dụng cụ:

  1. TSCĐ hình thành từ nguồn NS cấp hoặc nguồn phí được khấu trừ, để lại:

– Ghi giảm TSCĐ:

  • Nợ TK 214 – Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ (giá trị hao mòn lũy kế)
  • Nợ TK 611, 614 – (trường hợp giá trị còn lại nhỏ)
  • Nợ TK 242 – Chi phí trả trước (trường hợp giá trị còn lại lớn)
  • Có TK 211, 213

Đồng thời, kết chuyển phần giá trị còn lại của TSCĐ:

  • Nợ TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (trường hợp giá trị còn lại nhỏ)
  • Có TK 511, 514

– Định kỳ phân bổ chi phí trả trước vào chi phí:

  • Nợ TK 611, 614
  • Có TK 242

Đồng thời kết chuyển phần giá trị còn lại của TSCĐ vào TK thu tương ứng:

  • Nợ TK 366
  • Có TK 511,514

2. TSCĐ hình thành từ các Quỹ (Qũy phúc lợi, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp):

  • Nợ TK 214 – Lũy kế hao mòn
  • Nợ TK 431 – Giá trị còn lại
  • Có TK 211,213

* Kế toán khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ

Tính hao mòn TSCĐ dùng cho hoạt động hành chính, sự nghiệp hình thành bằng nguồn NSNN:

  • Nợ TK 611 – Chi phí hoạt động (61113)
  • Có TK 214

Cuối năm, căn cứ số hao mòn TSCĐ đã tính trong năm, ghi:

  • Nợ TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36611)
  • Có TK 511

Trích khấu hao TSCĐ mua bằng nguồn phí được khấu trừ, để lại dùng cho hoạt động thu phí, lệ phí:

  • Nợ TK 614 – Chi phí hoạt động thu phí (6143)
  • Có TK 214

Cuối năm căn cứ vào số khấu hao đã trích trong năm, ghi:

  • Nợ TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36631)
  • Có TK 514

Tính hao mòn TSCĐ hình thành bằng Quỹ phúc lợi (dùng cho hoạt động phúc lợi):

  • Nợ TK 43122
  • Có TK 214

Tính hao mòn TSCĐ hình thành bằng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, dùng cho hoạt động hành chính, sự nghiệp:

  • Nợ TK 611
  • Có TK 214

Cuối năm căn cứ số hao mòn đã tính trong năm, ghi:

  • Nợ TK 43142
  • Có TK 421

Thông tư số 107/2017/TT-BTC đã kế thừa những ưu điểm, khắc phục điểm hạn chế của quyết định số 19/2006/QĐ-BTC và Thông tư số 185/2010/TT-BTC. Đã hướng dẫn chi tiết hơn một số tài khoản, bổ sung nhiều tài khoản mới. Phương pháp hạch toán thay đổi nhằm phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế. Tài chính phát sinh mà các quy định trước đó chưa đề cập đến.

Với những điểm thay đổi căn bản về phương pháp hạch toán sẽ tạo điều kiện cho các đơn vị HCSN ghi nhận. Và quản lý tài chính một cách đầy đủ, chặt chẽ hơn. Đây là cơ sở quan trọng để các đơn vị hành chính sự nghiệp hoàn thiện công tác kế toán.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...