Chia sẻ kinh nghiệm làm Kế toán thuế giỏi

Kế toán thuế là mảng nghiệp vụ rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Không chỉ am hiểu về nghiệp vụ chuyên môn mà còn phải am hiểu luật pháp của nhà nước.

Kế toán thuế giỏi

Kế toán thuế có vai trò như là một cầu nối, liên kết giữa doanh nghiệp và nhà nước. Nhờ các công việc của kế toán thuế đã giúp cho nhà nước quản lý được nền kinh tế dễ dàng hơn. Đồng thời cũng giúp cho các doanh nghiệp có thể kinh doanh một cách ổn định và thực hiện báo cáo thuế đúng quy định của nhà nước một cách rõ ràng và minh bạch.

Thuế bao gồm những loại thuế nào?

Thuế môn bài:  

  • Hàng năm Nhà nước tiến hành thu thuế môn bài vào đầu năm nhằm mục đích nắm và thống kê các hộ kinh doanh cá thể, các DN, công ty tư nhân, Hợp tác xã, các tổ chức làm kinh tế khác. Thuế môn bài được ghi nhận vào chi phí Quản lý DN.

Thuế giá trị gia tăng:

  • Là 1 loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Thuế tiêu thụ đặc biệt:

  • Là 1 loại thuế gián thu tính trên giá bán chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng nhất định mà doanh nghiệp sản xuất hoặc thu trên giá nhập khẩu và thuế nhập khẩu đối với 1 số mặt hàng nhập khẩu

Thuế thu nhập doanh nghiệp: 

  • Là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hợp đồng sản xuất kinh doanh cuối cùng của DN.Đối tượng nộp thuế tất cả các tổ chức, cá nhân sxkd hàng hoá dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế.

Thuế xuất nhập khẩu:

  • Là loại thuế trực thu, tính trực tiếp trên trị giá các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu.  Đối tượng chịu thuế là các hàng hoá XNK của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước XNK qua biên giới Việt Nam

Thuế thu nhập cá nhân

  • Là thuế trực thu, thu trên thu nhập của những người có thu nhập cao.

Thuế tài nguyên:

  • Là loại thuế trực thu tính trên việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quy định

Các loại thuế khác:

  • Thuế trước bạ là mọi trường hợp chuyển dịch về quyền sở hữu hoặc sử dụng về nhà đất, phương tiện vận tải,… đều phải nộp thuế trước bạ

>>> Xem thêm: Dịch vụ kế toán thuế trọn gói – Tiết kiệm 80% tối ưu thuế phải nộp

Kế toán thuế cần phải làm những gì?

Ngày đầu tiên tiếp nhận công việc của một kế toán viên thuế, bạn phải quan tâm tới Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Kinh Doanh. Bởi đó là tiền đề, căn cứ để bạn lập hóa đơn, chứng từ,… chính xác.

Kế toán thuế giỏi
Kế toán Việt Hưng sẽ chia sẻ với các bạn mới bắt đầu công việc những kinh nghiệm đi làm kế toán thuế.

Tiếp nhận hồ sơ, sổ sách, chứng từ

Nếu bạn làm việc cho một đơn vị mới thành lập, công việc của bạn sẽ phải làm rất nhiều. Đầu tiên là đăng ký thuế với cơ quan thuế cho doanh nghiệp mới thành lập.

  • Nộp tờ khai thuế môn bài
  • Ký hợp đồng thuê hoặc mượn nhà để đặt trụ sở văn phòng. Chi phí thuê văn phòng được đưa vào phí doanh nghiệp và phải nộp thuế
  • Xây dựng hệ thống sổ sách kế toán
  • Tiến hành thủ tục mở tài khoản công ty tại Ngân hàng để thực hiện việc giao dịch của công ty với đối tác
  • Đặt in hóa đơn

Nếu bạn đi làm ở dạng bổ sung nhân lực thì kế toán trưởng sẽ phân chia công việc cụ thể cho bạn.

Trường hợp bạn làm việc thay thế cho người cũ, kế toán viên cần được bàn giao, tiếp nhận giấy tờ, sổ sách chứng từ.

Nhận bàn giao báo cáo tài chính và sổ sách, chứng từ.

Kế toán viên cần phải kiểm tra tài liệu sổ sách, báo cáo tài chính các năm trước làm có đúng không.

Nhận báo cáo sổ sách bao gồm:

  • Báo cáo tài chính
  • Tờ khai thuế 12 tháng, tờ khai quý và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
  • Sổ sách: sổ tổng hợp, sổ chi tiết,..

Nhận chứng từ gồm:

  • Hóa đơn đầu vào, đầu ra bản gốc
  • Hồ sơ, hợp đồng lao động, hợp đồng mua bán hàng hóa
  • Phiếu thu, chi, xuất nhập kho
  • Chứng từ ngân hàng

Mọi công việc của kế toán thuế đều được lập trình sẵn theo lịch và tuần tự. Chỉ cần kế toán chú ý đến các thời hạn nộp báo cáo để tránh bị phạt.

Thuế môn bài

Doanh nghiệp mới thành lập:

  • Sau khi đăng ký thuế, doanh nghiệp phải kê khai thuế môn bài trong vòng 10 ngày. Kể từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng kể từ ngày cấp đăng ký kinh donah.
  • Nộp thuế môn bài ở kho bạc nhà nước quận, huyện

Doanh nghiệp đang hoạt động:

  • Việc khai thuế môn bài chậm nhất là ngày 30/1 của năm khai thuế.

Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng được áp dụng cho tổ chức doanh nghiệp kê khai theo phương pháp khấu trừ.

Kê khai thuế:

  • Đối với doanh nghiệp mới thành lập, tiến hành kê khai và nộp báo cáo thuế vào kỳ tiếp theo. Kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế.
  • Doanh nghiệp đang hoạt động, hàng tháng phải nộp báo cáo thuế đúng thời hạn. Kể cả trong tháng không phát sinh doanh thu.

Hồ sơ khai thuế GTGT gồm:

  • Tờ khai thuế GTGT tháng
  • Bảng kê hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ
  • Bảng kê hóa đơn mua hàng hóa,dịch vụ
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tài chính

Thời hạn chậm nhất là ngày thứ 20 hàng tháng nộp tờ khai thuế GTGT.

Nộp thuế GTGT

Trong kỳ khai thuế, nếu phát sinh nghĩa vụ thuế. Doanh nghiệp phải nộp số thuế đã tính vào Ngân sách nhà nước trước ngày 22 của tháng tiếp theo sau kỳ tính thuế.

Số tiền thuế phải nộp vào kho bạc nhà nước. Doanh nghiệp tự viết giấy nộp tiền theo hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước.

Quyết toán thuế GTGT

Hàng năm khi kết thúc năm tài chính. Doanh nghiệp phải lập Tờ khai tự quyết toán thuế GTGT.

Thời hạn nộp tờ khai:

  • Nếu trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp có nhu cầu điều chỉnh số liệu đã kê khai. Thì nộp tờ khai tự quyết toán có nội dung điều chỉnh vào trước ngày 25/1 của năm tiếp theo.
  • Nếu không có nội dung điều chỉnh thì nộp kèm với báo cáo tài chính năm.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Kê khai thuế TNDN

  • Doanh nghiệp nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý. Chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo.
  • Hồ sơ kê khai thuế TNDN: Tờ khai thuế tạm tính theo quý

Nộp thuế TNDN

  • Thời hạn nộp thuế TNDN là ngày thứ 30 của quý kê khai
  • Số tiền thuế phải nộp vào kho bạc nhà nước. Doanh nghiệp tự viết giấy nộp theo hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước.

Quyết toán thuế TNDN

  • Hàng năm, khi kết thúc năm tài chính. Doanh nghiệp phải tự lập Tờ khai tự quyết toán thuế TNDN
  • Thời hạn nộp tờ khai: Nộp kèm với báo cáo tài chính năm
  • Khi quyết toán, theo số liệu của báo cáo tài chính. Nếu số thuế TNDN còn lại phải nộp, doanh nghiệp phải nộp trong thời hạn 10 ngày tính từ ngày nộp quyết toán năm.

Báo cáo tài chính năm

  • Hàng năm, sau khi kết thúc năm tài chính. Doanh nghiệp phải hoàn thành hệ thống sổ sách kế toán. Và Lập báo cáo tài chính năm.
  • Thời hạn nộp báo cáo tài chính: trong 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính
  • Nơi nhận báo cáo tài chính: chi cục thuế quận, huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và Thống kê nhà nước.

Thay đổi thông tin đăng ký thuế

  • Khi có thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế đã nộp. Kế toán thuế phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc. Kể từ ngày có sự thay đổi thông tin.
  • Trường hợp thay đổi trụ sở dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế đã khai trước khi thay đổi trụ sở và không phải quyết toán thuế với cơ quan thuế.
  • Trường hợp thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế thay đổi, cơ quan thuế quản lý trực tiếp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thuế và cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế mới cho người nộp thuế.

Kế toán thuế giỏi không những chỉ học hỏi kinh nghiệm từ người khác. Mà mỗi kế toán viên cần phải thường xuyên cập nhật tất cả các thông tư, nghị định mới nhất của Luật thuế. Cập nhật các chính sách ưu đãi của Chính phủ để làm giảm số thuế phải nộp cho doanh nghiệp mà vẫn không sai phạm luật thuế nhà nước. 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...