Cập nhật mới nhất các doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm toán độc lập

Nhằm công khai, minh bạch, đồng thời phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, Luật Kiểm toán độc lập năm 2011 quy định các doanh nghiệp có tính chất đặc thù bắt buộc phải thực hiện kiểm toán độc lập. Cùng kế toán Việt Hưng tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Các đối tượng bắt buộc phải kiểm toán độc lập

cap-nhat-moi-nhat-cac-doanh-nghiep-bat-buoc-phai-kiem-toan-doc-lap
Các đối tượng bắt buộc phải kiểm toán độc lập
  • Báo cáo tài chính hàng năm của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

  • Báo cáo tài chính hàng năm của Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

  • Báo cáo tài chính hàng năm của Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

  • Báo cáo tài chính hàng năm của Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.

  • Báo cáo tài chính hàng năm của Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định.

  • Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định.

  • Báo cáo tài chính hàng năm của Doanh nghiệp, tổ chức mà các tập đoàn, tổng công ty mà Nhà nước nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính.

  • Báo cáo tài chính hàng năm của Doanh nghiệp mà các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính.

  • Báo cáo tài chính hàng năm của Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.

  • Báo cáo tài chính hàng năm của dự án tài trợ bằng nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi phải được kiểm toán bởi Kiểm toán nhà nước hoặc Kiểm toán độc lập theo thỏa thuận với nhà tài trợ

Mức phạt nếu doanh nghiệp không tiến hành kiểm toán độc lập

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 53 Nghị định số 41/2018/NĐ-CP ngày 12/03/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán như sau:

“Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với đơn vị được kiểm toán không thực hiện kiểm toán bắt buộc đối với báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tài chính tổng hợp và các công việc kiểm toán khác theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập và pháp luật khác có liên quan”.

Các chỉ tiêu quan trọng trên báo cáo tài chính mà công ty kiểm toán sẽ kiểm tra

– Tiền thuế GTGT được khấu trừ

– Tiền thuế GTGT phải nộp có đúng với kê khai không so với BCTC

– Sự cân đối của TK 242 và theo dõi với báo cáo phân bổ CCDC

– Sự cân đối TK 214 và theo dõi báo cáo trích khấu hao TSCĐ.

– Các chỉ tiêu liên quan đến hàng tồn kho

– Các chỉ tiêu về dòng tiền.

Trên đây là bài viết của kế toán Việt Hưng về các doanh nghiệp cần phải kiểm toán độc lập. Nếu có câu hỏi hay thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ. Chúc các bạn thành công.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...