Bài học về nguyên lý kế toán doanh nghiệp cần nhớ

Đánh giá

Nguyên lý kế toán doanh nghiệp – Để các bạn kế toán mới bắt đầu làm quen như khóa học kế toán dành cho người mới bắt đầu. Kế toán Việt Hưng xin chia sẻ các kinh nghiệm và nguyên tắc nhớ dễ học về nguyên lý kế toán, bước khởi đầu để các bạn vào phần thực hành

nguyên lý kế toán
Bài học về nguyên lý kế toán doanh nghiệp cần nhớ

1. Các tài khoản cần nhớ học tốt nguyên lý kế toán 

1.1 Các tài khoản về tài sản cần ghi nhớ 

  • TK 111: Tiền mặt
  • TK 112: Tiền gửi ngân hàng
  • TK 131: Công nợ còn phải thu của khách hàng
  • TK 242: Chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn
  • TK 211: Nguyên giá TSCĐ
  • TK 214: Khấu hao TSCĐ
  • TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

> Tính chất: Tăng ghi bên nợ, giảm ghi bên có, và luôn có số dư cuối kỳ( trừ TK 214 là ngược lại)

1.2 Các tài khoản về nguồn vốn cần ghi nhớ

  • TK 334: Lương phải trả nhân viên
  • TK 341: Vay dài hạn phải trả
  • TK 338: Phải trả khác
  • TK 331: Phải trả nhà cung cấp

> Tính chất: Tăng ghi bên có, giảm ghi bên nợ, luôn có số dư bên có. Riêng TK 131 và 331 thì có số dư cả 2 bên và nó là TK lưỡng tính (nguyên lý kế toán)

1.3 Các Tài khoản về chi phí

  • TK 811: Chi phí khác
  • TK 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp
  • TK 6323: Giá vốn dịch vụ- giá vốn này là gồm tất cả các chi phí gồm: Vật tư, nhân viên trực tiếp tạo ra doanh thu dịch vụ.

> Kết luận: Tài khoản đầu 6,8 Có tính chất tăng ghi bên nợ, giảm ghi bên có-> Luôn không có số dư

1.4 Các Tài khoản về doanh thu

  • TK 5113: Doanh thu dịch vụ spa
  • TK 711: Thu nhập bất thường

> Kết luận: Tài khoản đầu 5,7 có tính chất tăng ghi bên có và giảm ghi bên nợ và không có số dư cuối kỳ

1.5 Tổng hợp các kết luận

– Như vậy các TK có đầu số 1,2,6,8 Tăng ghi bên nợ, giảm ghi bên có, Và Đầu 1 , 2 thì có số dư bên nợ, Đầu 6,8 Không có số dư.

– Như vậy các TK có đầu 5,7 Tăng ghi bên có, giảm ghi bên nợ và đầu 3,4 thì luôn có số dư bên có, Đầu 5,7 không có số dư cuối kỳ.

2. Các nguyên tắc kế toán khi hạch toán cần phải nhớ 

Vì tổng tài sản luôn luôn bằng tổng nguồn vốn nên:

NT1: Một tài sản này tăng lên thì một tài sản khác giảm đi vì nó ảnh hưởng đến 1 phía nên một khoản này tăng thì một khoản khác phải giảm đi cùng một giá trị.

Ví dụ 1: Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt (nguyên lý kế toán)

Phân tích nghiệp vụ

+ TK 111: Tiền mặt

+ Tk 112: Tiền gửi ngân hàng

ở nghiệp vụ này tiền mặt sẽ tăng lên, ngân hàng giảm đi và cả 2 tài khoản này đều là tài sản , Do đó TĂNG ghi Nợ , GIẢM ghi Có

Nợ TK 111: 10.000.000đ

Có TK 112: 10.000.000đ

Ví dụ 2: Ngược lại với ví dụ 1 Nộp tiền mặt vào tài khoản ngân hàng số tiền 12.000.000đ (nguyên lý kế toán)

Phân tích nghiệp vụ:

+ TK 111 bị giảm đi

+ TK 112: Tăng lên rồi

Nợ TK 112: 12.000.000đ

Có TK 111: 12.000.000đ

  • NT2: Một nguồn vốn này tăng lên thì một nguồn vốn  khác giảm đi vì nó ảnh hưởng đến 1 phía nên một khoản này tăng thì một khoản khác phải giảm đi cùng một giá trị.

Ví dụ: Vay tiền ngân hàng về để trả tiền công nợ cho nhà cung cấp (nguyên lý kế toán)

Phân tích nghiệp vụ:

+ Khoản vay ngân hàng là TK 341- tăng lên

+ Phải trả nhà cung cấp là TK 331- Giảm đi

Vậy ở đây cả 2 TK này là đầu 3 hết do đó

Nợ TK 331

Có TK 341

  • NT3: Một tài sản này tăng lên thì một nguồn vốn khác cũng phải tăng theo đồng giá trị

Ví dụ:  Mượn vốn của cá nhân bằng tiền mặt: 100 triệu

Nợ TK 111: 100 tr – Tăng- Tài sản

Có TK 338: 100 triệu – Tăng  – Nguồn vốn

  • NT4: Một tài sản này giảm đi thì nguồn vốn khác cũng giảm theo

Ví dụ: Công ty trả lại tiền đã mượn cho cá nhân ở NV3 (nguyên lý kế toán)

Nợ TK 338: 50 triệu- Nguồn vốn giảm

Có TK 111: 50 triệu – Tài sản giảm

 

Kế toán Việt Hưng chia sẻ những bài học nguyên lý kế toán doanh nghiệp dành cho các bạn mới bắt đầu làm quen với kế toán. Hãy tham gia khóa học kế toán Online dành cho người mới bắt đầu 1 kèm 1 thành thạo sau 1 tháng theo học.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận