Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán

Đánh giá

Việc tổ chức kế toán vốn bằng tiền là nhằm đưa ra những thông tin đầy đủ, chính xác nhất về thực trạng và cơ cấu của vốn bằng tiền, về các nguồn thu và sự chi tiêu của chúng trong quá trình kinh doanh để nhà quản lý có thể nắm bắt được những thông tin kinh tế cần thiết, đưa ra những quyết định tối ưu về đầu tư, chi tiêu trong tương lai như thế nào? Bên cạnh nhiệm vụ kiểm tra các chứng từ, sách về tình hình lưu chuyển tiền tệ, qua đó chúng ta biết được hiệu quả kinh tế của đơn vị mình. Để hiểu rõ hơn, hãy theo dõi bài viết dưới đây về hạch toán kế toán vốn bằng tiền – các khoản thu trong doanh nghiệp. 

kế toán thanh toán
Kế toán thanh toán – tiền mặt & tiền gửi ngân hàng trong doanh nghiệp

Kế toán tiền gửi ngân hàng là việc theo dõi toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến sổ phụ ngân hàng như rút tiền gửi về nhập quỹ tiền mặt, nộp tiền mặt vào tài khoản ngân hàng, khách hàng thanh toán tiền vào tài khoản thể hiện  bằng giấy báo có, Thanh toán tiền cho nhà cung cấp thể hiện bằng uỷ nhiệm chi…. toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế qua các chứng từ ngân hàng sẽ được hạch toán chi tiết. Cuối tháng, quý, năm. Kế toán kiểm tra sổ quỹ đối chiếu sổ phụ ngân hàng để có hướng xử lý kịp thời. 

Kế toán tiền mặt là công việc theo dõi mọi hoạt động liên quan đến thu, chi tiền mặt tại quỹ. Theo dõi tồn quỹ hàng ngày. Từ đó báo cáo với xếp để có hướng chuẩn bị dòng tiền cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh nội bộ.

Kế toán thanh toán là thực hiện việc lập các chứng từ thu, chi. Đồng thời trực tiếp theo dõi, quản lý, hạch toán kế toán các giao dịch, các nghiệp vụ kinh tế tài chính. Liên quan đến việc sử dụng dòng tiền để thanh toán các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

1. Kế toán vốn bằng tiền

1.1 Kế toán tiền mặt

a/ Khái niệm, đặc điểm

– Khái niêm: Tiền mặt của công ty (tiền Việt Nam) được bảo quản tại quỹ tiền mặt do thủ quỹ quản lý. Hàng ngày hoặc định kỳ công ty phải tổ chức kiểm kê tiền mặt để nắm chắc số hiện có, phát hiện ngay các khoản chênh lệch để tìm nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý.

– Đặc điểm:

+ Công ty luôn giữ một lượng tiền nhất định để phục vụ chi tiêu hàng ngày và đảm bảo cho hoạt động của công ty không bị gián đoạn. Tại công ty, chỉ những nghiệp vụ phát sinh không lớn mới thanh toán bằng tiền mặt.

+ Hạch toán vốn bằng tiền do thủ quỹ thực hiện và được theo dõi hàng ngày. Tiền mặt của công ty tồn tại chủ yếu dưới dạng đồng nội tệ và rất ít dưới dạng đồng ngoại tệ.

b/ Chứng từ, sổ sách sử dụng

– Chứng từ sử dụng:

+ Phiếu thu (Mẫu 01 – TT)

+ Phiếu chi (Mẫu số 02 – TT)

+ Bảng kê vàng bạc, đá quý (Mẫu số 07 – TT) (VD: DN lĩnh vực vàng bạc)

+ Bảng kiểm kê quỹ (Mẫu số 08a – TT, 08b – TT)

– Sổ sách sử dụng:

+ sổ quỹ tiền mặt

+ Sổ kế toán chi tiết tiền mặt

+ Các sổ kế toán tổng hợp

c/ Tài khoản sử dụng

Tài khoản TK 111 – Tiền mặt: dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn của từng loại tiền mặt.

Nội dung kết cấu TK 111:

kế toán

Phương pháp hạch toán tiền mặt tại quỹ

SƠ ĐỒ 1 – Phương pháp hạch toán tiền mặt là tiền Việt Nam

thanh toán

SƠ ĐỒ – Phương pháp hạch toán tiền mặt là ngoại tệ

giá

1.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng 

a/ Khái niệm, đặc điểm

– Tiền gửi ngân hàng là các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của công ty đang gửi tại ngân hàng hoặc kho bạc hay công ty tài chính. Tiền gửi ngân hàng của công ty phần lớn được gửi tại ngân hàng để thực hiện phương thức thanh toán không dùng tiền mặt và an toàn, tiện dụng. Tiền gửi ngân hàng bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc và đá quý. – Đặc điểm + Lãi tiền gửi ngân hàng được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính. + Tiền gửi ngân hàng được công ty sử dụng để thanh toán hầu hết các nghiệp vụ phát sinh từ nhỏ tới lớn. + Công ty phải thường xuyên đối chiếu giữa sổ kế toán tiền gửi ngân hàng của công ty với sổ phụ của ngân hàng. Nếu phát hiện chênh lệch phải tìm nguyên nhân để điều chỉnh ngay trong tháng.

b/ Chứng từ, sổ sách sử dụng

– Chứng từ sử dụng:

+ Giấy báo nợ, giấy báo có của Ngân hàng.

+ Bản sao kê của Ngân hàng (kèm theo các chứng từ gốc có liên quan như: sec chuyển khoản, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu…).

– Sổ sách sử dụng:

+ Sổ tiền gửi ngân hàng

+ Sổ kế toán chi tiết

+ Các sổ kế toán tổng hợp

c/ Tài khoản sử dụng

Tài khoản TK 112 – Tiền gửi ngân hàng: Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng giảm các khoản tiền gửi của công ty tại ngân hàng, kho bạc, công ty tài chính.

Tài khoản 112 có 3 tài khoản cấp 2:

– TK 1121 Tiền Việt Nam: phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại ngân hàng bằng đồng Việt Nam

– TK 1122 Ngoại tệ: phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại ngân hàng bằng Ngoại tệ các loại đã quy đổi ra đồng Việt Nam.

– TK 1123 Vàng bạc kim khí quý: phản ánh giá trị vàng, bạc, kim khí quý, đá quý gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại ngân hàng.

Kết cấu:

Kết cấu TK 112

giá thành

d/ Phương pháp hạch toán 

Phương pháp hạch toán tiền gửi ngân hàng bằng tiền Việt Nam

vốn bằng tiền

Phương pháp hạch toán tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ

vốn bằng tiền

1.3 Kế toán tiền đang chuyển

a/ Khái niệm, đặc điểm:

Tiền đang chuyển là các khoản tiền của công ty đã nộp vào ngân hàng, kho bạc Nhà nước hoặc đã gửi vào bưu điện để chuyển cho ngân hàng hoặc đã làm thủ tục chuyển từ TK tại ngân hàng để trả cho các đơn vị khác nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ hay bản sao kê của ngân hàng.

– Đặc điểm: Tiền đang chuyển gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ đang chuyển trong các trường hợp sau: + Thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào Ngân hàng; + Chuyển tiền qua bưu điện để trả cho đơn vị khác; + Thu tiền bán hàng nộp thuế vào Kho bạc

b/ Chứng từ, sổ sách sử dụng

– Giấy nộp tiền

– Séc bảo chi

– Biên lai thu tiền

– Phiếu chuyển tiền

c/ Tài khoản sử dụng

Kế toán tiền đang chuyển được thực hiện trên TK113 – Tiền đang chuyển

Kết cấu TK 113

vốn bằng tiền

d/ Phương pháp hạch toán

SƠ ĐỒ – Phương pháp hạch toán tiền đang chuyển

kế toán

2. Kế toán các khoản thanh toán

2.1 Kế toán phải thu khách hàng

a/ Khái niêm, đặc điểm:

– Khái niệm: Tài khoản này dùng để phản ánh nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của công ty với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ. Tài khoản này cũng được dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu XDCB với người giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành.

b/ Chứng từ, sổ sách sử dụng

– Chứng từ sử dụng:

+ Hóa đơn GTGT liên 3;

+ Phiếu thu;

+ Giấy báo có;

– Sổ sách sử dụng:

+ Sổ chi tiết thanh toán với người bán;

+ Bảng tổng hợp chi tiết theo dõi cho từng đối tượng khách hàng.

+ Các sổ kế toán tổng hợp phải thu khách hàng.

c. Tài khoản sử dụng

Tài khoản sử dụng: Tài khoản TK 131 – Phải thu khách hàng

Kết cấu:

Kết cấu TK 131

kế toán thanh toán

d/ Phương pháp hach toán

SƠ ĐỒ – Phương pháp hạch toán phải thu khách hàng

kế toán thanh toán

2.2 Kế toán phải thu nội bộ

a. Khái niệm, đặc điểm

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ và tình hình thanh toán cá khoản nợ phải thu của công ty với đơn vị cấp trên, giữa các đơn vị trực thuộc, hoặc các đơn vị phụ thuộc trong công ty độc lập, các công ty độc lập trong tổng công ty về các khoản vay mượn, chi hộ, trả hộ, thu hộ, hoặc các khoản mà công ty cấp dưới có nghĩa vụ nộp lên đơn vị cấp trên hoặc cấp trên phải cấp cho cấp dưới.

b. Chứng từ, sổ sách sử dụng

c. Tài khoản sử dụng Tài khoản 136 – Phải thu nội bộ

Kết cấu:

Bên NợBên Có

– Số vốn kinh doanh đã giao cho đơn vị cấp dưới (bao gồm vốn cấp trực tiếp và cấp bằng các phương thức khác);

– Các khoản đã chi hộ, trả hộ đơn vị cấp trên, cấp dưới;

– Số tiền đơn vị cấp trên phải thu về, các khoản đơn vị cấp dưới phải nộp;

– Số tiền đơn vị cấp dưới phải thu về, các khoản cấp trên phải giao xuống;

– Số tiền phải thu về bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cho đơn vị cấp trên, cấp dưới, giữa các đơn vị nội bộ.

– Thu hồi vốn, quỹ ở đơn vị thành viên;

– Quyết toán với đơn vị thành viên về kinh phí sự nghiệp đã cấp, đã sử dụng;

– Số tiền đã thu về các khoản phải thu trong nội bộ;

– Bù trừ phải thu với phải trả trong nội bộ của cùng một đối tượng.

Số dư bên Nợ:

Số nợ còn phải thu ở các đơn vị nội bộ.

Tài khoản 136 – Phải thu nội bộ, có 2 tài khoản cấp 2:

– Tài khoản 1361 – Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc: Tài khoản này chỉ mở ở đơn vị cấp trên (Tổng công ty, công ty) để phản ánh số vốn kinh doanh hiện có ở các đơn vị trực thuộc do đơn vị cấp trên giao trực tiếp hoặc hình thành bằng các phương thức khác. Tài khoản này không phản ánh số vốn đầu tư mà công ty mẹ đầu tư vào các công ty con, các khoản này phản ánh trên Tài khoản 221 “Đầu tư vào công ty con”.

– Tài khoản 1368 – Phải thu nội bộ khác: Phản ánh tất cả các khoản phải thu khác giữa các đơn vị nội bộ.

d. Phương pháp hạch toán

SƠ ĐỒ – Phương pháp hạch toán phải thu nội bộ

kế toán vốn bằng tiền

2.3 Kế toán phải thu khác

a. Khái niệm, đặc điểm

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu ngoài phạm vi đã phản ánh ở các tài khoản TK 131, 133

b. Chứng từ, sổ sách sử dụng

c. Tài khoản sử dụng

Tài khoản TK 138 – Phải thu khác. Kết cấu tài khoản.

kế toán thanh toán

Tài khoản TK 138 có 2 tài khoản cấp 2:

+ TK 1381: Tài khoản thiếu chờ xử lý: phản ánh giá trị tài sản thiếu chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ xử lý;

+ TK 1388: Phải thu khác: Phản ánh các khoản phải thu của đơn vị ngoài phạm vi các TK 131, 133, 1381 như: phải thu cổ tức, lợi nhuận, tiền lãi, cho vay, cho mượn tạm thời, khoản đi cầm cố, ký quỹ, ký cược; khoản bồi thường do mất tiền, tài sản

d. Phương pháp hạch toán

SƠ ĐỒ – Phương pháp hạch toán phải thu khác

thanh toán

2.4 Kế toán dự phòng phải thu khó đòi

a. Khái niệm

Tài khoản 139 dùng để phản ánh tình hình trích lập, sử dụng và hoàn nhập khoản dự phòng các khoản phải thu khó đòi hoặc có khả năng không đòi được vào cuối niên độ kế toán.

b. Chứng từ, sổ sách sử dụng

– Chứng từ sử dụng:

+ Hợp đồng kinh tế

+ Khế ước vay nợ

+ Bản thanh lý hợp đồng

+ Cam kết nợ

+ Đối chiếu công nợ

c. Tài khoản sử dụng T

K 139: Dự phòng phải thu khó đòi Kết cấu tài khoản:

Bên Nợ: –

Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi.

– Xoá các khoản nợ phải thu khó đòi.

Bên Có:

Số dự phòng nợ phải thu khó đòi được lập tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

Số dư bên Có:

Số dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi hiện có cuối kỳ.

d/ Phương pháp hạch toán

SƠ ĐỔ – Hạch toán phải thu khó đòi

kế toán vốn bằng tiền

2.5 Kế toán các khoản tạm ứng

a/ Khái niệm Tạm ứng :

Tài khoản này phản ánh các khoản tạm ứng của công ty cho người lao động trong đơn vị và tình hình thanh toán các khoản tạm ứng đó.

b/ Chứng từ, sổ sách sử dụng

– Chứng từ sử dụng

+ Giấy đề nghị tạm ứng

+ Giấy thanh toán tạm ứng

+ Giấy đề nghị thanh toán

+ Phiếu chi

+ Phiếu thu

+ Bảng hoàn ứng

+ Biên lai thu tiền

– Sổ sách sử dụng

c. Tài khoản sử dụng

Tài khoản TK 141 : Tạm ứng Kết cấu tài khoản

SƠ ĐỒ – Kết cấu TK 141

thanh toán

d. Phương pháp hạch toán

SƠ ĐỒ – Phương pháp hạch toán tạm ứng

kế toán vốn bằng tiền

2.6 Kế toán vay ngắn hạn

a. Khái niệm, đặc điểm

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền vay ngắn hạn và tình hình trả nợ tiền vay của doanh nghiệp, bao gồm các khoản tiền vay Ngân hàng, vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài công ty. Vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn trả trong vòng một chu kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường hoặc trong vòng một năm tài chính.

b. Chứng từ, sổ sách sử dụng

– Chứng từ sử dụng

+ Giấy đề nghị vay vốn;

+ Khế ước vay

+ Giấy báo có

– Sổ sách sử dụng

c. Tài khoản sử dụng

Tài khoản TK 311 – Vay ngắn hạn

SƠ ĐỒ – Kết cấu TK 311

thanh toán

d. Phương pháp hạch toán

SƠ ĐỒ – Phương pháp hạch toán vay ngắn hạn

kế toán vốn bằng tiền

2.7 Kế toán phải trả người bán

a. Khái niệm

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của công ty cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết.

b. Chứng từ, sổ sách sử dụng

– Chứng từ sử dụng

+ Hóa đơn GTGT liên 2

+ Giấy báo nợ

– Sổ sách sử dụng

+ Sổ chi tiết thanh toán với người bán;

+ Bảng tổng hợp chi tiết theo dõi theo đối tượng.

+ Các sổ kế toán tổng hợp phải trả người bán

c. Tài khoản sử dụng

Tài khoản sử dụng: TK 331 – Phải trả người bán.

SƠ ĐỒ – Kết cấu TK 331

kế toán vốn bằng tiền

d. Phương pháp hạch toán

SƠ ĐỒ – Phương pháp hạch toán phải trả người bán

kế toán vốn bằng tiền

Hy vọng bài viết trên đã bổ sung thêm phần nào những kiến thức hữu ích mà bạn đọc đang tìm kiếm. Chúc các bạn thành công!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận