Công văn giải trình thuế có thể hiểu là các văn bản hành chính được các doanh nghiệp, hoặc cơ quan, tổ chức soạn thảo để giải trình làm rõ các vấn đề vướng mắc liên quan đến thuế khi làm việc với cơ quan quản lý thuế. Cùng Trung tâm kế Toán Việt Hưng tìm hiểu qua bài viết chia sẻ ngay dưới đây & đừng quên chọn TẢI VỀ lưu lại mẫu công văn giải trình thuế chuẩn chỉnh này
1. Trường hợp nào thì DN phải soạn thảo công văn giải trình thuế
Theo Khoản 1 Điều 37 Nghị định 125/2020/NĐ-CP về trường hợp doanh nghiệp phải giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn:
Hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được phát hiện thông qua công tác thanh tra thuế, kiểm tra thuế hoặc các trường hợp lập biên bản vi phạm hành chính điện tử;
Hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 16, 17, 18; Khoản 3 Điều 20; Khoản 7 Điều 21; Điều 22 và Điều 28 Nghị định này, cụ thể:
- Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn;
- Hành vi trốn thuế;
- Vi phạm hành chính về thuế đối với ngân hàng thương mại, người bảo lãnh nộp tiền thuế;
- Hành vi in/đặt in hóa đơn theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc đặt in trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.
- Hành vi cho, bán hóa đơn;
- Hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn.
(1) Trường hợp có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn bị xử phạt theo tỷ lệ phần trăm (%) quy định tại Điều 107 Luật quản lý thuế; hành vi trốn thuế bị xử phạt.
Theo số lần thuế trốn theo quy định tại Điều 108 Luật quản lý thuế; hành vi không trích chuyển tiền trong tài khoản của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế quy định tại Điều 114 Luật quản lý thuế bị lập biên bản vi phạm hành chính về thuế thì tổ chức, cá nhân vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
(2) Trường hợp giải trình bằng văn bản
Trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
- Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền xử phạt có thể gia hạn thêm không quá 05 ngày theo đề nghị của tổ chức, cá nhân vi phạm.
- Trường hợp người có thẩm quyền xử phạt đồng ý gia hạn giải trình cho tổ chức, cá nhân vi phạm thì phải thể hiện bằng văn bản.
>>> Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính về thuế tự mình hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp của mình thực hiện giải trình bằng văn bản.
(3) Trường hợp phải giải trình trực tiếp
Trong thời gian 02 ngày làm việc (kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính về thuế), các cá nhân hoặc tổ chức vi phạm hành chính về thuế sẽ phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền
Mời bạn tải file Mẫu công văn giải trình thuế chuẩn chỉnh đính kèm bài viết để tìm hiểu chi tiết hơn các nội dung liên quan đến doanh nghiệp và xử lý nghiệp vụ kế toán chính xác. Mọi thắc mắc liên quan đến kiến thức kế toán, truy cập ngay CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN để cùng tìm hiểu nhé!