Bóc tách dự toán công trình xây dựng như thế nào?

Kế toán viên trong ngành xây dựng có gì khác biệt với các ngành khác? Kế toán có phải bóc tách dự toán công trình xây dựng? Chắc hẳn nhiều bạn kế toán mới ra trường sẽ bỡ ngỡ khi lựa chọn vào công ty xây dựng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn học bóc tách dự toán công trình xây dựng. 

Dự toán công trình được tính toán và xác định theo công trình xây dựng cụ thể, trên cơ sở khối lượng các công việc, thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình, hạng mục công trình. Và hệ thống định mức xây dựng, giá xây dựng công trình.

Vai trò của dự toán xây dựng công trình là 

  • Cơ sở để chủ đầu tư và nhà thầu lập kế hoạch cho chính mình
  • Căn cứ để đàm phán, ký kết hợp đồng, thanh toán khi chỉ định thầu
  • Tài liệu “giá và chi phí hóa” bản thiết kế, cho biết phí tổn xây dựng công trình
  • Cơ sở để lập kế hoạch đầu tư, để thuyết phục ngân hàng đầu tư, cấp phát vốn vay
  • Cơ sở tính toán chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong việc lựa chọn các phương án thiết kế xây dựng.

Bóc tách dự toán xây dựng: Là việc căn cứ trên bảng dự toán để lấy các phí phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí chung, chi phí máy, chi phí lán trại, thu nhập trước thuế. Rồi so sánh tổng giá trị từng hạng mục, từ tổng giá trị các hạng mục cộng lại so sánh giá trị của cả công trình.

Bóc tách dự toán là một trong số những công việc đòi hỏi cao kinh nghiệm của người kế toán. Ngoài việc am hiểu những thông tư, quy định thông thường của một nhân viên kế toán. Thì chúng ta cũng cần phải tìm hiểu thêm rất nhiều những kiến thức khác về xây dựng như: Khả năng phân tích bản thiết kế từ cấu trúc nhà cửa; cấu trúc điện; nước và rất nhiều những cấu trúc khác nữa. Để từ đó chúng ta mới có thể xây dựng chính xác những chi phí cần thiết phải bỏ ra; thực hiện công trình này như chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu cần thiết; như gạch, cát, xi măng kèm theo các chi phí nội thất v.v…

Mục đích của lập dự toán là giúp chủ đầu tư biết được số tiền phải chi ra để có được công trình (hạng mục công trình) mà mình kỳ vọng. Xác định một căn cứ để xét chọn nhà thầu. Tìm ra một căn cứ để phê duyệt vốn đầu tư. Sử dụng là căn cứ để thẩm tra, phê duyệt quyết toán.

Kế toán cần làm gì trong quá trình thi công xây dựng

boc-tach-du-toan-cong-trinh-xay-dung-nhu-the-nao

Khi tiến hành thi công xây dựng:

  • Kế toán viên phải nắm bắt được tiến trình xây dựng. Doanh nghiệp mình cần phải làm những gì trong giai đoạn này. Bởi tùy thuộc vào quy mô mỗi công trình mà doanh nghiệp chỉ thực hiện thi công một vài hạng mục nhỏ.
  • Do đó, kế toán viên cần nắm được toàn bộ công việc doanh nghiệp mình tại công trình này. Tùy thuộc vào các giai đoạn của công trình để xác định xem cần chuẩn bị vật tư nào trước, khối lượng bao nhiêu, chất lượng vật tư như thế nào?

Sau khi hoàn thành công trình: 

  • Đây là giai đoạn quyết toán công trình.
  • Việc này cần có mặt của người lập dự toán công trình. Bởi chỉ có họ mới  nắm rõ được chi phí  bỏ ra là bao nhiêu.
  • Giai đoạn này người khác có thể làm được nhưng tốn nhiều thời gian.

Ngoài những chi phí phải chi trả cho công trình xây dựng. Thì kế toán viên cần phải tập hợp những chi phí chung được sử dụng vào công trình một cách hợp lý. Từ đó, kế toán viên lên bảng giá quyết toán cho công trình. Tránh làm mất mát hay sai lệch số lượng công việc đã hoàn thành.

Bóc tách dự toán công trình xây dựng là việc làm quan trọng. Không chỉ dừng lại ở việc tính toán chi phí nhân công; vật tư. Mà còn được sử dụng để lên giá chào thầu cho doanh nghiệp. Điều này thể hiện năng lực của kế toán ở khoản đấu thầu và lãi suất của doanh nghiệp sau khi trúng thầu. Các bạn kế toán viên mới tiếp xúc với công việc ngành xây dựng cần học hỏi để trau dồi kinh nghiệm bóc tách dự toán công trình. Chúc các bạn thành công. 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...