Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền

Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền là một trong những phương pháp tính giá xuất kho hiện nay. Vậy Phương pháp này có những ưu, nhược điểm gì? Cách tính theo phương pháp bình quân gia quyền như thế nào? Loại hình sản xuất kinh doanh nào phù hợp để áp dụng tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền? Các bạn cùng Kế Toán Việt Hưng tìm hiểu chi tiết ở nội dung tiếp theo.

tinh-gia-xuat-kho-theo-phuong-phap-binh-quan-gia-quyen

Hiện nay theo quy định tại Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC. Phương pháp tính giá xuất kho bao gồm 3 loại.

  • Thứ nhất: Tính giá xuất kho theo phương pháp thực tế đích danh.
  • Thứ hai: Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
  • Thứ ba: Tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO).

So với trước đây thì hai thông tư này đã bãi bỏ Phương pháp LIFO. Đồng thời thay vào đó là bổ sung Phương pháp giá bán lẻ.

Trong bài viết này các bạn cùng Kế Toán Việt Hưng tìm hiểu về Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.

1. Khái niệm tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền là gì?

Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của các loại hàng hóa tồn kho sẽ được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ.

Mặt khác, tùy vào đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp mà giá trị trung bình có thể được tính bởi 1 trong 2 cách.

  • Hoặc tính theo từng kỳ.
  • Hoặc tính sau từng lần nhập hàng.

2. Ưu điểm và nhược điểm của Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền?

Tùy vào kế toán lựa chọn vào cách tính giá trị trung bình. Thì tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền có các ưu và nhược điểm khác nhau.

Cụ thể.

  * Nếu tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ.

Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ.

Nhược điểm: Độ chính xác không cao. Hơn nữa đến cuối tháng kế toán mới tính đơn giá bình quân và giá trị hàng xuất kho nên khối lượng công việc sẽ bị dồn nhiều vào cuối kỳ. Cũng chính đến cuối tháng mới có giá xuất kho do đó mỗi nghiệp vụ xuất kho vì thế mà không được cung cấp kịp thời giá trị xuất kho.

* Nếu tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập.

Nhược điểm: Theo cách này, sau mỗi lần nhập kế toán phải tính toán, xác định đơn giá bình quân của các loại hàng mua về. Căn cứ vào đơn giá bình quân và khối lượng xuất kho giữa hai lần nhập liên tiếp để xác định giá xuất kho. Qua đây, ta có thể thấy kế toán tính toán đơn giá xuất kho theo cách này sẽ tốn nhiều công sức do phải tính toán nhiều lần.

Nhưng mặt khác nó lại mang lại ưu điểm là độ chính xác cao. Đồng thời đảm bảo được tính cập nhật, kịp thời cho mỗi lần xuất kho. Điều này đã khắc phục được nhược điểm mà cách tính cả kỳ dự trữ còn mắc phải.

tinh-gia-xuat-kho-theo-phuong-phap-binh-quan-gia-quyen

3. Hướng dẫn cách tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.

Sau đây chúng ta sẽ đi cụ thể cách tính giá xuất kho đối với phương pháp này.

Cách tính như sau:

Giá xuất kho = Số lượng x giá đơn vị bình quân.

Trong đó:

> Số lượng chúng ta dựa theo số liệu thực tế thống kê được.

> Giá đơn vị bình quân được tính theo một trong 2 cách dưới đây.

Trường hợp 1: Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ.

Giá đơn vị bình quân (cuối kỳ) = (Giá trị tồn đầu kỳ + giá trị nhập trong kỳ)/(số lượng tồn đầu kỳ + số lượng nhập trong kỳ).

Ví dụ: Tại Công ty Việt Hưng có số liệu của nguyên vật liệu X như sau.

+ Tồn kho đầu kỳ: 1.000 kg, đơn giá 20.000 đồng/kg

+ Nhập trong kỳ: 4.000 kg, có giá trị là: 88.000.000 đồng.

+ Tổng số lượng xuất trong kỳ: 2.500 kg

=> Vậy, Kế toán tính trị giá xuất kho  của 2.500 kg nguyên liệu X như sau:

Tính giá bình quân 1kg của nguyên liệu X trong kỳ = (1.000kg x 20.000 đồng/kg + 88.000.000 đồng)/(1.000kg + 4.000kg) = 21.600 đồng/kg.

Giá trị của nguyên liệu X xuất kho trong kỳ là: 2.500kg x 21.600 đồng/kg = 54.000.000 đồng.

Trường hợp 2: Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập.

Ta xác định:

Giá đơn vị bình quân (sau mỗi lần nhập)  = Giá trị thực tế sau mỗi lần nhập/ Số lượng tồn sau mỗi lần nhập.

Sau đây là một ví dụ để bạn dễ hình dung hơn.

Ví dụ: Tại Công ty Việt Hưng, có số liệu của nguyên liệu M trong tháng 1 như sau:

+ Ngày 01/01: tồn kho đầu kỳ: 5.000 kg, đơn giá 3.000 đồng/kg.

+ Ngày 10/01: Công ty Việt Hưng nhập kho 4.000 kg nguyên liệu M. Với đơn giá 2.000 đồng/kg.

Như vậy, tại ngày 10/01 kế toán phải tiến hành xác định giá đơn vị bình quân 1kg nguyên liệu M. Cụ thể như sau:

Giá đơn vị bình quân (ngày 10/01) = (5.000kg x 3.000 đồng/kg + 4.000kg x 2.000 đồng/kg)/(5.000kg + 4.000 kg) = 2.556 đồng/kg.

 >> Giá trị nguyên liệu M cuối ngày 10/01 là: 23.000.000 đồng.

 >> Khối lượng nguyên liệu M cuối ngày 10/01 là: 9.000 kg

+ Ngày 13/01: xuất kho 1.000 kg nguyên liệu M.

Giá trị xuất kho = 1.000kg x 2.556 đồng/kg = 2.556.000 đồng.

>> Giá trị nguyên liệu M cuối ngày 13/01 = giá trị tồn kho trước ngày 13/01 – giá trị xuất kho ngày 13/01

= 23.000.000 – 2.556.000 = 20.444.000 đồng.

>> Tương tự ta tính khối lượng nguyên liệu M cuối ngày 13/01 = 9.000- 1.000 kg = 8.000 kg.

Và kế toán cứ làm tương tự như vậy sau mỗi lần nhập để tính được đơn giá bình quân của từng loại vật liệu.

XEM THÊM: Cách tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)

Trên đây là bài viết chia sẻ cách Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Hi vọng qua bài viết này Kế Toán Việt Hưng đã giúp bạn nắm được cách tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền theo từng lần nhập hoặc cả kỳ dự trữ. Cũng như nắm rõ được ưu, nhược điểm của từng cách tính để lựa chọn phương pháp phù hợp cho doanh nghiệp mình.

Chúc các bạn thành công!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...