Học kế toán tổng hợp Khách Sạn | Nghiệp vụ kế toán nhà hàng khách sạn là sự tổng hợp của nhiều loại hình doanh nghiệp như: Kế toán sản xuất, kế toán thương mại, kế toán dịch vụ. Lập mã công việc trong dịch vụ phòng nghỉ, hạch toán hóa đơn chi phí phân bổ, hóa đơn mua mới và phân bổ công cụ dụng cụ, hóa đơn mua mới và khấu hao tài sản cố định, doanh thu dịch vụ vụ, tính giá thành cho dịch vụ phòng nghỉ…Khi quyết toán thuế họ sẽ yêu cầu kế toán trình bày những điểm gì?
Tất cả câu trả lời đó đều có trong khóa học thực hành kế toán khách sạn tại Kế toán Việt Hưng.
1. Hướng dẫn nhập số dư đầu kỳ học kế toán tổng hợp khách sạn
– Hướng dẫn cụ thể đầy đủ các thông tin khai báo ban đầu như: phòng ban, khách hàng, nhà cung cấp, thông tin nhân viên,…
– Cách khai báo mã nguyên vật liệu, theo dõi báo cáo tồn kho vật tư, thành phẩm,…
– Theo dõi công cụ dụng cụ, tài sản cố định đầu kỳ
– Cập nhật giá trị chi phí dở dang đầu kỳ cho các thành phẩm
– Cập nhật toàn bộ các tài khoản trên cân đối TK cuối năm trước chuyển sang năm nay
– Cập nhật tỉ giá tiền tệ ngoại tệ mới nhất
– Cập nhật văn bản quy định mới nhất lĩnh vực đang hoạt động & soạn thảo các công văn liên quan các vấn đề về thuế
2. Các nghiệp vụ kinh tế trong kỳ học kế toán tổng hợp khách sạn
– Hướng dẫn hạch toán mua và ghi tăng phân bổ CCDC/ khấu hao – thanh lý TSCĐ
– Ghi chép, phản ánh các số liệu liên quan đến TSCĐ, CCDC như: nguyên giá, giá trị khấu hao, giá trị còn lại, nguồn vốn, mục đích sử dụng, bộ phận sử dụng, nước sản xuất, ngày đưa vào sử dụng
– Tính toán và phân bố khấu hao TSCĐ, phân bố chi phí CCDC hàng tháng vào chi phí hoạt động
– Kiểm kê, đánh giá tình hình tăng giảm TSCĐ, CCDC (bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng TSCĐ)
– Lập và phân tích giá thành sản phẩm
– Hạch toán hóa đơn chi phí phân bổ (tính vào giá thành của dịch vụ phòng); hóa đơn mua mới và phân bổ CCDC như giường, tủ, điều hòa,…; các loại đồ dùng như lược, bàn chải, khăn,…; hóa đơn mua mới và khấu hao TSCĐ (tính vào giá thành của dịch vụ tiền phòng); doanh thu dịch vụ phòng; chế biến bữa sáng miễn phí cho khách
– Tính toán, phân bổ quy trình tính giá thành cho mảng giá thành phòng nghỉ
– Đối chiếu doanh thu – Kiểm soát giá cả hàng hóa, dịch vụ bán ra
– Theo dõi các khoản chi phí với định mức của kế hoạch chi phí, đề xuất các trường hợp vượt quá định mức
– Phân tích biến động của các chi phí, đề xuất các biện pháp quản lý chi phí, tài sản
– Nắm rõ hợp đồng cung ứng thực phẩm – Kiểm soát giá cả hàng hóa thực phẩm
– Báo cáo tình hình mua hàng, phân tích giá cả và đánh giá các nhà cung cấp
– Hạch toán và phân bố giá vốn chi phí hợp lý
– Xác định giá vốn phân theo các nhóm dịch vụ thích hợp
– Quản lý và theo dõi các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước
– Lập bảng kê vay vốn, thu hồi và kiểm tra các chứng từ gốc vay vốn, sắp xếp và hoàn trả chứng từ gốc cho bộ phận lưu trữ chứng từ
– Hướng dẫn công tác mua hàng, nhập hàng, cân đối với hạn mức tồn kho từng loại vật liệu
– Báo cáo tình hình công nợ và thời hạn thanh toán. Lập kế hoạch thanh toán hàng tháng
– Theo dõi báo cáo vật tư, đối chiếu với báo cáo kiểm kê kho hàng tháng, phụ trách kiểm kê hàng hóa, vật liệu định kỳ
– Theo dõi và báo cáo thu – chi tiền mặt và số dư tức thời tiền mặt tại quỹ
– Theo dõi chi tiết tình hình vay tiền, tính lãi, trả nợ gốc, số dư theo từng khế ước vay tại các ngân hàng, các đối tượng cho vay khác
– Theo dõi tình hình thanh toán thẻ tín dụng của khách hàng, lập bút toán điều chỉnh chênh lệch tỷ giá
– Lập hồ sơ lương đầy đủ, lương làm thêm giờ, phương pháp hạch toán lương theo thông tư 200 và thông tư 133, điểm khác biệt
– Xử lý và tổng hợp số liệu kế toán từ các phần hành; hướng dẫn và quản lý chung
– Hoàn tất các báo cáo của công ty hàng tháng; quyết toán các hợp đồng còn lại
– Kiểm soát các hợp đồng liên quan đến chi phí của khách sạn như: quyết toán các hợp đồng; tổng hợp đầu tư giá trị với thuế, ngân hàng; xây dựng và kiểm soát các quy trình liên quan đến vấn đề tài chính kế toán.
– Kiểm tra, kiểm soát chứng từ nhập – xuất, điều chuyển hàng hóa phát sinh tại kho bếp
– Kiểm kê hàng tồn kho cuối tháng, lập báo cáo nhập – xuất tồn, báo cáo chênh lệch tồn kho trên sổ sách và thực tế
– Kiểm tra các biên bản hủy hàng, báo cáo tình hình hàng hư hỏng, kém chất lượng
– Kiểm tra, phân bổ các chi phí khấu hao và lương vào các trung tâm chi phí
– Kiểm tra, theo dõi các loại hợp đồng, đảm bảo hạch toán đầy đủ các chi phí theo đúng nguyên tắc
– Kiểm soát giá cả, dịch vụ hàng hóa, yêu cầu tổ mua hàng hoặc bộ phận liên quan giải trình nếu có sai sót hoặc sự cố
– Kiểm tra quy trình, thủ tục nhập – xuất của nhân viên cấp dưới
– Kiểm tra, đối chiếu số liệu trên Captain order từ nhà hàng, từ bếp,…với số liệu của khách, số liệu của khách với hóa đơn GTGT để đảm bảo tính nhất quán của số liệu
– Kiểm tra việc hạch toán, nhập liệu doanh thu hàng ngày của các thu ngân
– Kiểm tra và báo cáo thuế GTGT đầu vào và đầu ra, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo thời gian quy định
3. Hoàn thiện số sách, báo cáo tài chính học kế toán tổng hợp khách sạn
– Hướng dẫn kỹ bản chất của các chỉ tiêu từ bảng cân đối tài khoản nhặt lên các báo cáo khác gồm:
-
Bảng cân đối kế toán
-
Bảng Báo cáo kết quả kinh doanh
-
Bảng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp và gián tiếp
-
Thuyết minh báo cáo tài chính theo Thông tư 200 và Thông tư 113
– Hướng dẫn lập Quyết toán thuế TNDN cuối năm
– Hướng dẫn trường hợp trong kỳ thuế TNDN đã nộp lớn hơn số thuế TNDN cuối năm quyết toán
– Hướng dẫn trường hợp trong kỳ thuế TNDN đã nộp bé hơn số thuế TNCN cuối năm so với quyết toán
– Hướng dẫn ý nghĩa chỉ tiêu H trên tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
– Hướng dẫn kinh nghiệm in,kết xuất, lưu trữ và sắp xếp hồ sơ kế toán khoa học
– Kinh nghiệm chuẩn bị đầy đủ các nghiệp vụ, sổ sách, giấy tờ có liên quan sẵn sàng giải trình với cơ quan thuế.
Ngày càng nhiều các cơ sở kinh doanh khách sạn được mở ra càng tăng thêm nhu cầu tìm kiếm những kế toán thực sự có kinh nghiệm – Kế toán Việt Hưng giúp bạn thành thạo mọi nghiệp vụ khách sạn trực tiếp thực hành va chạm tình huống thực tế cùng đội ngũ kế toán trên 10 năm làm nghề trực tiếp dạy 1 Kèm 1.
THAM KHẢO: