Học kế toán dành cho người mới bắt đầu là chương trình dành cho các bạn kế toán mới bước vào nghề kế toán chưa bi gì hay những bạn kế toán đã quên mất nghiệp vụ, cả các nhà quản lý doanh nghiệp học thêm để hiểu về kế toán. Để hiểu một cách chi tiết đầy đủ về vị trí công việc kế toán tổng hợp trong Doanh nghiệp, hãy cùng Kế toán Việt Hưng trải nghiệm giờ thực hành nghiệp vụ kế toán như đi làm ngay bây giờ.
CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỌC KẾ TOÁN DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
1. Học nguyên lý kế toán cho khóa học kế toán dành cho người mới bắt đầu
Tại sao với những người mới bắt đầu tìm hiểu về kế toán thì cần học nguyên lý kế toán trước.
Lợi ích của học nguyên lý kế toán cho người mới
Vì nguyên lý kế toán là nền tảng căn bản cho các bạn đi tiếp các công việc phía sau này
Nó là chia khóa ban đầu để mở đầu cho một người mới bắt đầu tìm hiểu về kế toán
Giúp nắm bắt được hệ thống tài khoản, nguyên tắc hạch toán, cũng như các khái niệm ban đầu như thế nào là tài sản, nguồn vốn, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu….
Chú ý:
- Và với nội dung này cũng là bước đầu thử thách. Xem bạn có là một kế toán nhạy bén yêu nghề trong tương lai hay không
- Bởi kế toán là một nghề khá hay. Nhưng cần bạn ở sự yêu thích và đam mê tìm hiểu nguyên lý và quy trình của nó. Thì công việc về sau của các bạn sẽ vô cùng suôn sẻ
Các nội dung về học Nguyên Lý kế toán kế toán dành cho người mới bắt đầu
Hướng dẫn chung
– Các khái niệm chung cần biết về kế toán, giới thiệu về hệ thống tài khoản theo Thông tư 200 và Thông tư 133
– Kết cấu các loại tài khoản
– Hệ thống sổ sách chứng từ
– Hệ thống các báo cáo bao gồm những loại sổ nào
– Cách hạch toán định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
– Ghi chép, thu thập, xử lý và lưu trữ các hóa đơn, chứng từ kế toán
– Vào sổ quỹ, sổ tiền gửi, và các sổ sách cần thiết khác
– Tính giá hàng tồn kho, giá vốn hàng bán
– Tính lương, bảo hiểm, các khoản phụ cấp khác cho người lao động
– Lên sổ kế toán, đối chiếu sổ chi tiết và số tổng hợp
– Kiểm kê quỹ, kiểm kê kho hàng và tài sản, đối chiếu công nợ
Kế toán mua hàng
Mua hàng hóa, nguyên vật liệu
Kế toán bán hàng
– Bán hàng hóa, bán thành phẩm, xuất bán các công trình
– Các khoản giảm trừ doanh thu: Giảm giá, chiết khấu…
Kế toán chi phí
– Hạch toán về tài sản cố định. Khấu hao TSCĐ tính vào chi phí doanh nghiệp, thanh lý TSCĐ.
– Hạch toán và phân bổ CCDC tính vào chi phí sao cho hợp lý, cách định khoản.
– Hạch toán về phần lương cho các bộ phận.
Kết chuyển lãi lỗ
– Các bút toán kết chuyển doanh thu, giảm trừ doanh thu, giá vốn, các loại chi phí….
– Ôn luyện trắc nghiệm các câu hỏi liên quan các chương mà bạn đã được học
2. Kê khai báo cáo thuế kế toán cho khóa học kế toán dành cho người mới bắt đầu
– Kê khai thuế và cất dữ liệu HTKK từ trên phần mềm ra HTKK mà không cần phải nhập thủ công.
– Cách lập tình hình sử dụng hóa đơn
– Cách tính thuế TNCN và lập tờ khai thuế TNCN.
– Cách tính thuế TNDN và các lưu ý về loại thuế này, cách quyết toán thuế TNDN cuối năm. So sánh thuế TNDN cuối năm so với việc nộp tiền thuế TNDN tạm tính ra sao?
– Cách nộp các loại tờ khai qua mạng
3. Học làm báo cáo tài chính kế toán cho khóa học kế toán dành cho người mới bắt đầu
Sau khi học NLKT xong. Lúc này các bạn sẽ được xem luôn 1 bộ hồ sơ.
Bộ chứng từ mà trung tâm xây dựng bao gồm đầy đủ các phân hệ từ đơn giản đến phức tạp. Cụ thế với ba nội dung chính:
Nhập số dư đầu kỳ
– Khai báo các danh mục, cách khai báo logic dễ quản lý
– Khai báo liên quan các vấn đề đầu kỳ như: Báo cáo tồn kho hàng hóa, Báo cáo công nợ phải thu, phải trả
– Khai báo số dư đầu kỳ- Cách xem nhanh để biết BC đã được khai đúng và cách sửa
Hạch toán số phát sinh trong kỳ
Hóa đơn mua hàng hóa
Hóa đơn bán hàng hóa dịch vụ
Hóa đơn mua CCDC, cách ghi tăng và phân bổ CCDC
Hóa đơn mua TSCĐ, cách ghi tăng và khấu hao TSCĐ theo phụ lục 1 thông tư 45/2015/TT-BTC.
Hóa đơn thanh lý TSCĐ và các vấn đề liên quan đến phân hệ này.
Hóa đơn hàng bán bị trả lại, hàng mua trả lại hàng
Các hóa đơn chi phí dịch vụ như tiền điện, nước, ….
Các hóa đơn chi phí thuê văn phòng hạch toán và cách phân bổ dàn trải chi phí
- Và rất nhiều nội dung khác liên quan.
Xử lý số liệu cuối kỳ kế toán
Cân đối các chỉ tiêu
– Sau khi nhập liệu các phân hệ. Thì các bạn cần biết cân đối hàng tháng, quý.
Các chỉ tiêu liên quan và cách sửa trước khi lên BCTC bao gồm:
Cân đối chỉ tiêu hàng tồn kho
Cân đối công nợ phải thu, công nợ phải trả và xử lý các vấn đề công nợ.
Cân đối các chỉ tiêu về CCDC, Cách xem bảng phân bổ CCDC hàng tháng và cuối kỳ
Cân đối chỉ tiêu về TSCĐ, cách xem bảng trích khấu hao TSCĐ hàng thàng và cuối kỳ
Cân đối chỉ tiêu doanh thu so với việc khai báo thuế
Cân đối chỉ tiêu giá vốn so với doanh thu
Cách xác định các bút toán kết chuyển
Phương pháp lập BCTC
– Căn cứ trên bảng cân đối tài khoản nhặt các chỉ tiêu lên CĐKT, KQKD, LCTT, và thuyết minh BCTC
– Cuối cùng giáo viên hướng dẫn bạn về cách kiểm tra nhanh BCTC
– Trao đổi một số kinh nghiệm cần cho việc quyết toán thuế với cơ quan thuế
In sổ sách kế toán
Tại sao các bạn cần phải học cách in sổ sách kế toán. Bởi vì nếu khi các bạn không in đầy đủ các loại sổ cũng như các báo cáo liên quan. Thì khi quyết toán chắc chắn sẽ kéo dài thời gian làm việc với cơ quan thuế. Do đó hàng năm sau khi nộp xong BCTC. Thì các bạn cần in các loại sổ sách để lưu trữ.
Kế toán có vị trí quan trọng trong chuỗi vận hàng của cả bộ máy Doanh nghiệp – đòi hỏi kế toán là những người phải có chuyên môn kinh nghiệm làm nghề. Kế toán Việt Hưng chính là bước đệm nền tảng giúp bạn trở thành 1 kế toán chuyên nghiệp tự tin hoàn tất mọi báo cáo quyết toán thuế & tự mình làm BCTC chỉ sau 30 ngày học.
em muốn hỏi về hình thức tự học dạy trên excel
Chào bạn, Khóa dành cho người mới bắt đầu tự học có dạy trên excel. Bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ 0986.191.228 (Zalo, Call) để được tư vấn chi tiết về khóa học nhé
mình đã lâu không làm nghề, giờ muốn học từ đầu được không
Chào bạn! Mời bạn Phạm Hiển liên hệ trực tiếp Hotline 0988680223 hoặc fanpage https://www.facebook.com/Congtyketoanviethung/ để được hỗ trợ!